Cận cảnh dự án Ethanol Phú Thọ- nơi ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh bị truy tố

19/11/2020, 21:15

TCDN - VKSND Tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 12 bị can liên quan đến dự án Ethanol Phú Thọ thiệt hại hơn 543 tỉ đồng và khiến dự án bị bỏ hoang trong gần một thập kỉ, trong đó bao gồm ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh,..

Cụ thể, Viện KSND tối cao đã ban hành cáo trạng vụ án "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" và "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Công ty CP Hóa dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí (PVB).

VKS cũng đã truy tố ông Đinh La Thăng, ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí (PVC), bà Trần Thị Bình (cựu Phó TGĐ PVN), cùng nhiều bị can khác là cựu lãnh đạo và nhân viên PVB.

Theo cáo trạng, ngày 17/7/2007, HQĐT PVN có nghị quyết giao tổng giám đốc PVN xây dựng đề án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất Ethanol nhiên liệu ở phía Bắc. Ba tháng sau, ông Đinh La Thăng, chủ tịch HĐQT PVN, đã ký nghị quyết "chấp thuận chủ trương đầu tư nhà máy sản xuất ethanol khu vực phía Bắc" với phương thức thực hiện thành lập công ty cổ phần làm chủ đầu tư dự án.

Tháng 9/2008, PVB có quyết định phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển gói thầu TK05 xây dựng nhà máy sản xuất Ethanol nhiên liệu để sơ tuyển lựa chọn nhà thầu.

Thời điểm đó, bị can Trịnh Xuân Thanh đã ký văn bản gửi PVB đề nghị hạ một số tiêu chí đánh giá về năng lực kỹ thuật, năng lực tài chính, kinh nghiệm nhà thầu nhưng không được chấp thuận. Tiếp đó PVC đã thành lập liên danh PVC/Alfa Laval/Delta-T để nộp hồ sơ dự tuyển gói thầu này.

Tại thời điểm đóng thầu có 6 nhà thầu tham gia nhưng kết quả chấm sơ tuyển thì cả 6 nhà thầu đều chưa đạt đủ các tiêu chí. Trong đó liên danh PVC/Alfa Laval/Delta-T chưa đạt các tiêu chí về năng lực kỹ thuật, năng lực tư vấn...

Mặc dù biết PVC chưa từng thực hiện dự án nào về lĩnh vực Ethanol, nhưng từ trước khi PVB triển khai lựa chọn nhà thầu, với vai trò chủ tịch HĐQT PVN, bị can Đinh La Thăng đã chủ trì nhiều cuộc họp để định hướng việc giao thầu cho PVC theo như đề nghị của bị can Trịnh Xuân Thanh.

Tại các cuộc họp năm 2008 và 2009, ông Thăng chủ trì kết luận "từ nay đến năm 2010, đối với các công trình chuyên ngành đặc thù và các công trình có yêu cầu đặc biệt trong ngành dầu khí được ưu tiên giao thầu cho PVC".

Trịnh Xuân Thanh cùng các bị can khác là những lãnh đạo chủ chốt của PVC biết rõ Liên danh PVC/Alfa Laval/Delta- T không đủ kinh nghiệm, năng lực thực hiện gói thầu trên, nhưng vẫn tiếp nhận chỉ đạo của ông Thăng, bà Bình để lập hồ sơ đề xuất. Việc này nhằm để được thực hiện gói thầu KT05, dự án Ethanol Phú Thọ theo chỉ đạo của ông Đinh La Thăng.

Dự án Ethanol Phú Thọ được UBND tỉnh Phú Thọ cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 12/8/2008 với tổng mức đầu tư 1.317,5 tỷ đồng, do Công ty CP Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu khí (PVB) làm chủ đầu tư tại huyện Tam Nông. 

Tính đến ngày khởi tố vụ án, chủ đầu tư đã sử dụng gần 1.500 tỉ đồng để thực hiện dự án xây dựng Nhà máy sản xuất Ethanol và các dự án thành phần. PVB đã vay ngân hàng tổng số 754 tỉ đồng để thực hiện dự án.

Cáo trạng xác định dự án Ethanol Phú Thọ gây ra toàn bộ số tiền lãi phát sinh mà PVB đã trả và số còn nghĩa vụ trả cho các ngân hàng từ khi dự án dừng thi công đến ngày khởi tố là 543 tỉ đồng.

Cận cảnh dự án Ethanol Phú Thọ- nơi ông Đinh La Thăng, ông Trịnh Xuân Thanh cùng 10 bị can khác bị truy tố mới đây:

Nhiều hạng mục của dự án Ethanol Phú Thọ đã cơ bản hoàn thành nhưng bị bỏ hoang gần 10 năm

Nhiều hạng mục của dự án Ethanol Phú Thọ đã cơ bản hoàn thành nhưng bị bỏ hoang gần 10 năm

ethanol 3
Nhà điều hành dự án bị bỏ hoang

Nhà điều hành dự án bị bỏ hoang

ethanol 2
An Tú
Bạn đang đọc bài viết Cận cảnh dự án Ethanol Phú Thọ- nơi ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh bị truy tố tại chuyên mục Pháp luật tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Truy tố cựu lãnh đạo GPBank vì gây thiệt hại gần 1.000 tỷ đồng
Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho rằng hai cựu lãnh đạo GPBank là ông Tạ Bá Long, nguyên Chủ tịch HĐQT GPBank, ông Phạm Quyết Thắng, nguyên Tổng Giám đốc GPBank và các đồng phạm đã có hành vi vi phạm trong việc cho Công ty Điện lực Sài Gòn vay vốn, dẫn đến GPBank thiệt hại gần 1.000 tỷ đồng.