Chi bạo cho quảng cáo, khuyến mại, lợi nhuận thuần của Habeco sụt giảm mạnh

06/11/2019, 09:44

TCDN - Dù lợi nhuận thuần sụt giảm mạnh song Habeco vẫn có hơn 4.000 tỷ tiền mặt mang gửi ngân hàng.

Các chi phí trong kỳ tăng mạnh dẫn tới lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD chỉ đạt 148 tỷ đồng, giảm 37,9% so với cùng kỳ năm 2018.

Các chi phí trong kỳ tăng mạnh dẫn tới lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD chỉ đạt 148 tỷ đồng, giảm 37,9% so với cùng kỳ năm 2018.

Tổng công ty Cổ phần Bia rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) vừa công bố BCTC Quý 3/2019 với doanh thu đạt 2.695 tỷ đồng, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2018; lợi nhuận gộp đạt 788,7 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên các chi phí trong kỳ tăng mạnh dẫn tới lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD chỉ đạt 148 tỷ đồng, giảm 37,9% so với cùng kỳ năm 2018. Nguyên nhân chủ yếu do chi phí bán hàng tăng 84% so với cùng kỳ, lên 576 tỷ đồng.

Chi phí bán hàng tăng do chi phí quảng cáo, khuyến mại, hỗ trợ tăng tới 151%, từ 167 tỷ đồng lên 421 tỷ đồng. Riêng trong Quý 3/2019, tính trung bình mỗi ngày Habeco chi 4,7 tỷ đồng cho hoạt động quảng cáo, khuyến mại, hỗ trợ.

Trong Quý 3/2019, biên lợi nhuận gộp của Habeco là 29,2%, trong khi đó biên lợi nhuận gộp Quý 3/2019 của Sabeco chỉ có 26,2%. Tổng lợi nhuận trước thuế của Habeco đạt 206,4 tỷ đồng, tỷ lệ LNTT/doanh thu là 7,66%, trong khi đó tỷ lệ này của Sabeco là 20,4%.

Như vậy, tuy biên lợi nhuận gộp của Habeco cao hơn tới 3% so với Sabeco nhưng Sabeco quản lý các chi phí tốt hơn rất nhiều so Habeco, dẫn tới tỷ lệ LNTT/doanh thu của Sabeco gấp tới 2,66 lần của Habeco.

Điểm đáng chú ý trên BCTC hợp nhất Quý 3/2019 của Habeco là lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của Habeco tăng mạnh. Tại ngày 30/9/2019, Habeco có 11,6 tỷ đồng tiền mặt, 792,9 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn, 1.961,7 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn gốc dưới 3 tháng, 1.260,8 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn gốc từ 3 đến 12 tháng.

Tổng cộng Habeco có tới 4.016 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng, chiếm tới 44,6% tổng tài sản của Habeco. Habeco hiện có 72,8 tỷ đồng nợ xấu và đã trích lập dự phòng 59,5 tỷ đồng. Nợ xấu của Habeco chủ yếu tập trung tại Tổng công ty Hợp tác kinh tế Việt - Lào với dư nợ xấu là 50 tỷ đồng, giá trị có thể thu hồi là 11,3 tỷ đồng và đã trích lập 38,7 tỷ đồng cho khoản nợ này.

Việt Đặng
Bạn đang đọc bài viết Chi bạo cho quảng cáo, khuyến mại, lợi nhuận thuần của Habeco sụt giảm mạnh tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Qúy 3/2019: Lợi nhuận IBSC giảm hơn 100 tỷ đồng
Báo cáo tài chính riêng quý III/2019 của Công ty Chứng khoán IB (mã CK VIX, HNX) vừa công khai cho thấy, doanh thu chỉ đạt 306,7 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 101,5 tỷ đồng, giảm mạnh so với các chỉ tiêu đạt được của cùng kỳ năm trước lần lượt là hơn 363 tỷ đồng và 204,5 tỷ đồng.