“Chính sách hỗ trợ có tỷ lệ giải ngân thấp rất đáng suy nghĩ”

08/11/2021, 12:17

TCDN - Đại biểu Nguyễn Văn Huy (đoàn Thái Bình) khẳng định: “Một số chính sách hỗ trợ có tỷ lệ giải ngân thấp như giảm thuế TNDN, giảm tiền thuê đất, gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN; một số chính sách cụ thể theo Nghị quyết 68. Đây là vấn đề rất đáng phải suy nghĩ”.

quoc-hoi-1

Sáng 8/11, Quốc hội họp tập trung tại Nhà Quốc hội ở Thủ đô Hà Nội, thảo luận về Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022.

Đại biểu Nguyễn Văn Huy cho rằng các nhóm giải pháp phát triển kinh tế xã hội  năm 2021 và năm 2022 cần phải xác định rõ trọng tâm, trọng điểm không nên dàn trải. Từng bước phục hồi nền kinh tế cần phải phân tích và làm rõ hơn nữa động lực tăng trưởng trong nước từ tiêu dùng nội địa, đầu tư công, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài… để xác định phù hợp và căn cư hơn.

Về tỷ lệ giải ngân, theo ông Huy, tỷ lệ giải ngân 9 tháng đạt thấp. Đáng chú ý có 20 bộ, 2 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 20%, 3 cơ quan trung ương chưa giải ngân vốn. “Tôi kiến nghị cần tập trung vào các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy khắc phục tình trạng giao vốn chậm, dự án chuẩn bị chưa đạt yêu cầu, chưa đến nơi đến chốn, năng lực bộ máy, lưu tâm đôn đốc đẩy mạnh giải phóng mặt bằng”, đại biểu đoàn Thái Bình kiến nghị.

Theo đại biểu Nguyễn Văn Huy, một số chính sách có tỷ lệ giải ngân thấp như giảm thuế TNDN, giảm tiền thuê đất, gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN… do những tác động của dịch COVID-19 và một số chính sách cụ thể theo Nghị quyết 68 có tỷ lệ giải ngân thấp dưới 20%.

Đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam).

Đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam).

“Đây là vấn đề rất đáng phải suy nghĩ. Tôi đề nghị cần phải rút kinh nghiệm để tổ chức thực hiện và thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành. Đồng thời cùng với đó những tháng còn lại của năm 2021 cần tập ưu tiên, tập trung chỉ đạo thực hiện mục tiêu kép, quan tâm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cần sớm ban hành gói hỗ trợ phục hồi sản xuất trong điều kiện bình thường mới”, đại biểu Huy chia sẻ.

Trước hệ lụy làn sóng thứ 4 của dịch COVID-19, tỷ lệ người thất nghiệp và làn sóng người lao động di chuyển khỏi các tỉnh, thành phố lớn, các trung tâm công nghiệp để trở về quê hương. Số người tác động tiêu cực của đại dịch rất lớn điều đó dẫn tới lao động việc làm vừa thiếu, vừa thừa. Để tập trung giải quyết vấn đề này, đại biểu đề nghị Chính phủ cần có cơ chế, chính sách giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp thu hút lực lượng lao động quay trở lại nơi làm việc để khôi phục sản xuất.

Đồng thời hỗ trợ các địa phương có phương án giải quyết việc làm cho người lao động trở về địa phương mà chưa sẵn sàng quay trở lại các khu công nghiệp, thành phố lớn do tâm lý e ngại bởi đại dịch diễn biến phức tạp, có giải pháp đảm bảo an ninh trật tự.

Liên quan đến người lao động, đại biểu Trần Văn Khải (Hà Nam) chia sẻ, giai đoạn giãn cách vừa qua, chúng ta quan tâm nhiều tác động về khía cạnh kinh tế nhưng theo đại biểu hậu quả về mặt tâm lý cũng là vấn đề nghiêm trọng. Lực lượng lao động bị sang chấn tinh thần là điều chưa từng xảy ra và nó sẽ để lại di chứng lâu dài, cần nhiều thời gian để khắc phục.

"Trước đây việc kéo lao động ở nông thôn lên thành phố đã rất khó, giờ đây xuất hiện thêm tình trạng lực lượng lao động đang ở sẵn các thành phố nhưng vẫn nhất quyết đi về quê, doanh nghiệp không giữ được lao động kể cả khi đã mở cửa. Đây là thời điểm người lao động là động lực tăng trưởng, bởi hỗ trợ người lao động cũng chính là đóng góp vào động lực tăng trưởng của đất nước", đại biểu nói.

Vì vậy, đại biểu Trần Văn Khải đề nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương có phương án hỗ trợ người lao động quay lại nơi làm việc, bao gồm không chỉ là kết nối cung - cầu lao động, mà còn là việc kiến tạo các động lực về cơ hội, hỗ trợ tài chính, ổn định cuộc sống tại các địa bàn có nhu cầu lao động lớn, tạo sinh kế cho người lao động tìm việc làm tăng thu nhập bảo đảm cuộc sống, chính sách khuyến khích doanh nghiệp, người lao động tham gia đào tạo, đào tạo lại, nâng cao tay nghề, chuyển đổi nghề nghiệp cũng như một số các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn về bảo vệ sức khỏe phù hợp, giúp tạo tâm lý yên tâm quay trở lại làm việc cho người lao động.

Đề nghị Quốc hội, Chính phủ có giải pháp lâu dài về nguồn lực để bảo đảm một số dịch vụ xã hội cơ bản nhằm tránh rủi ro và bảo đảm cơ hội công bằng cho toàn dân. 

Bên cạnh đó, theo đại biểu Chính phủ có thể phải cân nhắc đến việc bội chi ngân sách và chuẩn bị một khoản ngân sách bất thường để giải quyết các tình huống bất thường.

An Nhiên
Bạn đang đọc bài viết “Chính sách hỗ trợ có tỷ lệ giải ngân thấp rất đáng suy nghĩ” tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Một số ý kiến về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong làn sóng đại dịch lần thứ tư ở Việt Nam
Để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế, Bộ Chính trị, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp với tổng thể các biện pháp, chủ yếu mang tính ngắn hạn.
Đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đóng góp xác đáng của cộng đồng doanh nghiệp tại Hội nghị, xây dựng Nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Danko Group mở chính sách hỗ trợ lãi suất 0% cho khách hàng dự án Danko City
Danko Group vừa công bố chính sách hấp dẫn với ưu đãi hỗ trợ lãi suất 0% lên tới 18 tháng khi KH đặt giữ chỗ sản phẩm tại KĐT Danko City. Chính sách mới mang đến giải pháp thanh toán tối ưu, hỗ trợ khách hàng chưa đủ tài chính, nhưng có mong muốn sở hữu không gian sống lý tưởng tại dự án.