Chủ tịch VTCA: Nên nâng ngưỡng chịu thuế đối với hoạt động cho thuê nhà lên 150 triệu đồng/năm

18/05/2021, 14:49

TCDN - Cơ sở điều chỉnh ngưỡng chịu thuế đối với hoạt động cho thuê nhà có thể tham khảo việc nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN. Theo đó, mức doanh thu làm cơ sở xác định thu nhập chịu thuế có thể điều chỉnh lên khoảng từ trên 150 triệu đồng/năm sẽ hợp lý hơn giữ như hiện hành.

Bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam (VTCA)

Bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam (VTCA)

Bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội tư vấn Thuế Việt Nam (VTCA) cho rằng, vấn đề quản lý thuế đối với hoạt động cho thuê nhà mà một số cục thuế đang triển khai thực hiện vừa qua không phải là mới. Ngay từ đầu năm 2015,  căn cứ vào Luật số: 71/2014/QH13 và các văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh…

Theo đó, thay vì xác định tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu của hoạt động cho thuê nhà, sau đó xác định thu nhập chịu thuế TNCN từ hoạt động cho thuế BĐS  để cộng vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương tiền công và nộp thuế TNCN theo mức thuế suất của biểu thuế LTTP từ  5-35% thì hoạt động cho thuế nhà tài sản từ 1/1/2015 đến nay chỉ nộp 5% trên doanh thu và không phải tổng hợp vào để quyết toán thuế với thu nhập từ tiền lương tiền công, tạo thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện kê khai đơn giản, do dễ hiểu, dễ làm.

Về thuế GTGT áp dụng mức thuế suất 5% trên doanh thu đối với hộ khoán thuế, đối với hoạt động cho thuế nhà tài sản là công ty thì nộp thuế GTGT theo PPKT 10% và thuế TNDN theo phương pháp kê khai là 20%.

Như vậy, thuế đối với hoạt động cho thuê BĐS, cho thuê nhà vẫn đang thưc hiện và ngày càng tạo thuận lợi cho NNT, trong đó bao gồm cả quy định về quản lý thuế: trường hợp người cho thuê nhà ngại làm thủ tục nộp thuế thì Luật cho phép tổ chức, cá nhân  đi thuê nhà được kê khai nộp thuế thay người cho thuế theo điều khoản của hợp đồng thuê hai bên thỏa thuận, ký kết.Vừa qua các cục thuế thực hiện tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động cho thuê nhà trên địa bàn, trong đó có cho thuê đối với căn hộ chung cư và hoạt động cho thuê khác, chứ không phải là đưa ra một chính sách thuế mới.

Thực tế cho thấy công tác quản lý hoạt động cho thuê nhà nói chung, bao gồm cả quản lý thu thuế vừa qua là chưa chặt chẽ, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà đất, hộ tịch, thuế… đã có những trường hợp cá nhân cho người nước ngoài thuê nhà cư trú không hợp pháp, người nước ngoài nhập cảnh trai phép, thuê nhà cho hoạt động kinh doanh bất hợp pháp và hầu như những trường hợp này đều trốn thuế…

Vì vậy, để chấn chỉnh lại công tác thu thuế, cũng như công tác quản lý lưu trú,  các cục thuế  mà đặc biệt là các địa bàn có dịch vụ lưu trú lớn như Hà nội, TP. HCM đã triển khai thanh tra, kiểm tra, xác định lại các cá nhân, đơn vị có căn hộ cho thuê nếu trên mức doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì phải kê khai và nộp thuế. Việc siết chặt quản lý thuế đối với hoạt động này là hoàn toàn phù hợp với chính sách thuế hiện hành, không có gì là trái luật, đảm bảo bình đẳng với những người đang thực hiện tốt quy định về thuế TNCN.

cho-thue-nha-de-kinh-doanh-co-can-von-dieu-le-khong-1

Về việc Tổng cục Thuế đang nghiên cứu nâng ngưỡng chịu thuế đối với hoạt động cho thuê nhà, theo bà Cúc, việc điều chỉnh doanh thu chịu thuế này không chỉ đối với hoạt động cho thuê nhà, mà cả đối với  tất cả các hoạt động  kinh doanh khác của cá nhân kinh doanh  như: kinh doanh  thương mại (bao gồm cả TMĐT), sản xuất, xây dựng, dịch vụ khác... đều có thể điều chỉnh tăng lên.

Cơ sở điều chỉnh có thể tham khảo việc điều chỉnh nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN từ 9 triệu đồng/người/năm lên 11 triệu đồng/người/năm.  Trước đây, khi đưa ra mức doanh thu để miễn thuế TNCN ở mức 100 triệu đồng/năm trở xuống cũng có cân nhắc, xem xét với mức GTGT. Theo đó, mức doanh thu làm cơ sở xác định thu nhập chịu thuế đối với các cá nhân, đơn vị có căn hộ cho thuê có thể điều chỉnh tăng lên khoảng từ trên 150 triệu đồng/năm trở lên thì  hợp lý hơn giữ như hiện hành.

Theo đánh giá của bà Cúc, việc quản lý thuế đối với hoạt động cho thuê nhà thời gian qua chưa chặt chẽ. Để siết lại hoạt động này, thì sự phối hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan hữu quan, hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn là rất quan trọng. Vì hoạt động cho thuê nhà liên quan đến một yếu tố rất cơ bản là đăng ký tạm trú. Việc này thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan công an. Theo quy định, người cho thuê nhà phải thực hiện đăng ký tạm trú với cơ quan công an, kê khai thuế (nếu trên 100 triệu đồng/năm) với cơ quan thuế.

Vừa qua chúng ta quản lý việc khai báo tạm trú chưa chặt, dẫn đến một nhóm người nước ngoài đến thuê nhà trên địa bàn Hà Nội, TP HCM, Nha trang, Đà nẵng… nhưng chính quyền địa phương chưa quản lý được, cơ quan thuế thất thu. Có thể nói, nếu sự phối hợp không đồng bộ, không tốt hoạt động cho thuê nhà  thì vừa dẫn đến thất thu thuế, vừa ảnh hưởng đến vấn đề an ninh, trật tự trên địa bàn.

Thu Hà
Bạn đang đọc bài viết Chủ tịch VTCA: Nên nâng ngưỡng chịu thuế đối với hoạt động cho thuê nhà lên 150 triệu đồng/năm tại chuyên mục Thuế & cuộc sống của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Thuế cho thuê nhà cao, Tổng cục Thuế nói gì?
Liên quan đến thông tin thuế cho thuê nhà hiện nay cao, Tổng cục Thuế cho biết sẽ nghiên cứu, đề xuất với Bộ Tài chính xem xét báo cáo Chính phủ trình Quốc hội nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế trong chương trình sửa Luật thuế GTGT trong thời gian tới để phù hợp với tình hình thực tế.
Hà Nội “siết” quản lý thuế đối với người cho thuê nhà
Cục Thuế Hà Nội sẽ phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương như: công an, địa chính, ban quản lý tòa nhà, khu chung cư, tổ trưởng tổ dân phố… để tăng cường công tác quản lý lưu trú và quản lý thuế đối với hoạt động cho thuê nhà.