Cổ phiếu xuống đáy, thương vụ đầu tư của SK Group vào Masan mất đi gần 40% giá trị

17/12/2019, 10:59

TCDN - Sau thương vụ đầu tư khủng của SK Group đầu tư vào Tập đoàn Masan (HoSE: MSN), thì từ đây có lẽ là những tháng ngày “đen tối” khi Masan liên tiếp dính “lùm xùm” và những chuỗi sự kiện làm mất lòng tin của nhà đầu tư và người tiêu dùng.

zzzsk-group-b_woiz

Vào tháng 10/2018, Masan công bố SK Group đã mua lại hơn 109 triệu cổ phiếu MSN với giá 100.000 đồng/cổ phiếu, nghĩa là định giá MSN ở mức vốn hóa là 5 tỷ USD. Thỏa thuận này là nền tảng quan trọng cho sự hợp tác bền vững, lâu dài và tận dụng tiềm năng sẵn có của mỗi bên, góp phần thúc đẩy chiến lược tăng trưởng mạnh mẽ của cả Masan lẫn SK Group.

Điều này đã giúp Masan xoay được vòng vốn, thanh toán một số khoản trái phiếu hoặc nợ, điều có thể giúp tiết kiệm tiền lãi và có thêm khoảng 50 triệu USD vào lợi nhuận thuần cho cả năm 2019, đồng thời giảm tỉ lệ nợ/EBITDA từ mức 3,7 lần xuống còn khoảng 2,5 lần vào cuối năm 2018.

Bên cạnh đó, Tập đoàn còn cam kết lĩnh vực kinh doanh chính sẽ tăng trưởng ts nhất 50% cho cả năm 2018 và đà tăng trưởng này vẫn tiếp tục duy trì cho cả năm 2019.

Ngày sau thông tin này, cổ phiếu MSN như được “thêm cánh”, chỉ sau vài giờ công bố SK Group mua lại 109 triệu cổ phiếu của MSN, thì các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng đổ xô đi mua cổ phiếu công ty này. Vì thế, giá cổ phiếu MSN đã tăng hơn 25% trong 3 tháng kể từ trước khi thương vụ mua bán “thế kỷ” diễn ra.

Chốt phiên 2/10/2018, thị giá ở mức 94.000 đồng/cổ phiếu. Mặc dù cổ phiếu Masan trong thời kỳ này tăng mạnh, nhưng so với mức giá này thì mức giá thỏa thuận của SK cao hơn 6.000 đồng mỗi cổ phiếu. Vậy vì sao SK Group vẫn mong muốn đầu tư vào thương vụ “lỗ” được báo trước này?

Trích theo lời Ông Woncheol Park, Giám đốc đại diện của SK tại Đông Nam Á, chia sẻ: “Việt Nam là nền tảng quan trọng trong chiến lược phát triển dài hạn tại khu vực Đông Nam Á của chúng tôi. Những kết quả của Masan mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu trong việc khai thác tiềm năng tăng trưởng dài hạn và chúng tôi sẽ đồng hành cùng Masan đạt mục tiêu mức chi tiêu của mỗi người tiêu dùng cho các sản phẩm của Masan tăng lên 5 lần đạt mức 100 USD một năm”.

Thế nhưng, chỉ sau một năm, cổ phiếu của Masan không tăng lên như mong muốn, mà cả danh tiếng của Masan cũng đang bị người tiêu dùng quay lưng.

Cụ thể, trong đầu tháng 12, Masan bất ngờ công bố sáp nhập VinCommerce, VinEco vào Masan Consumer Holding. Điều này đã khiến cổ đông và nhiều nhà đầu tư lo lắng vì khoản nợ hai công ty con của Vingroup trong quá trình hoạt động.

Theo báo cáo bộ phận của VinGroup, trong năm 2018, doanh thu mảng bán lẻ của Tập đoàn này đạt 21.257 tỷ đồng nhưng lỗ 5.121 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm, mảng bán lẻ ghi nhận doanh thu 23.571 tỷ đồng nhưng lỗ 3.461 tỷ đồng.

Với những khoản nợ “khủng” từ VinCommerce và VinEco, nhiều nhà đầu tư dần tháo chạy khỏi cổ phiếu MSN. Điều này đã làm cho cổ phiếu MSN giảm mạnh từ 70.000 đồng/CP (ngày 02/12) xuống còn 56.700 đồng/CP. Tương đương vốn hóa của Masan đã mất đi gần 14.000 tỷ đồng, hiện nay còn 66.279 tỷ đồng vốn hóa.

Với tình hình đỏ sản của MSN thì giá trị thương vụ mua 109 triệu cổ phiếu của SK Group đã mất đi gần một nửa giá trị (mất đi 54.300 đồng/CP), chỉ còn 214 triệu USD. Việc này, cũng đã làm cho chủ tịch HĐQT Tập đoàn Masan – Ông Nguyên Đăng Quang “rớt” vị trị tỷ phú USD trên bảng xếp hạng Forbes.

Không chỉ đánh mất niềm tin các nhà đầu tư trên sàn chứng khoán, Tập đoàn Masan còn “đánh mất” lòng tin khách hàng với hàng loạt vụ “lùm xùm” về các nguyên liệu chế biến ngành hàng tiêu dùng.

Từ đầu năm 2018, thông tin nước mắm truyền thống bị “ép” phải “vào khuôn” với hàng loạt tiêu chuẩn của sản xuất hiện đại đã khiến cộng đồng mạng “dậy sóng”. Nhiều ý kiến cho rằng nước mắm truyền thống bị lợi ích nhóm của nước mắm công nghiệp “bức tử” và Masan là cái tên bị cộng đồng mạng nhắc tới nhiều nhất trong câu chuyện này.

Mặc dù, chưa có bằng chứng nào cho thấy Công ty cổ phần Tập đoàn Masan đứng sau “giật dây” dự thảo trên của cơ quan chức năng nhưng thực tế cho thấy, trên mạng xã hội facebook, nhiều thành viên kêu gọi tẩy chay các thương hiệu nước mắm Chinsu, Tam Thái Tử, Nam Ngư,… của Masan. Họ cho rằng Masan đang cố tình “đánh tráo khái niệm” khi gọi tên sản phẩm của mình, thậm chí là làm giàu trên nỗi sợ hãi của người Việt.

Tuy nhiên, không lâu sau kế hoạch đầy tham vọng, tập đoàn Masan bất ngờ vướng phải lùm xùm liên quan đến việc Nhật Bản thu hồi toàn bộ 18.168 chai tương ớt nhãn hiệu Chinsu nhập khẩu từ Việt Nam. Sản phẩm này bị cho là có chứa chất phụ gia bị cấm dùng trong sản xuất tương ớt ở Nhật. Tổng cộng có 757 thùng, 18.168 chai tương ớt đã được bán cho Công ty TNHH Công nghiệp ISC từ tháng 10 đến tháng 12/2018.

Phản ứng đầu đại diện của Masan khẳng định: "chưa từng xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp tương ớt Chinsu cho Công ty Javis Co., Ltd hoặc Công ty ISC Industrial Co., Ltd, 2 doanh nghiệp có liên quan trực tiếp đến lô hàng tương ớt Chinsu bị thu hồi tại Nhật.

Không chỉ thế, đại diện Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan còn cho biết, chưa có mẫu sản phẩm bị phía Nhật Bản thu hồi nên chưa thể có kết luận chính thức về nguồn gốc xuất xứ của lô hàng này. Nhưng phía Masan cho rằng nhiều khả năng đây là sản phẩm dành riêng cho thị trường Việt Nam, bởi trên sản phẩm ghi rõ “Dành riêng cho thị trường Việt Nam. Không dành cho xuất khẩu...”.

Sau vụ “lùm xùm” trên, doanh thu của Masan không hề được tăng trưởng như mong đợi như đã cam kết với SK Group.

Theo báo cáo tài chính quý 3/2019 của Masan cho thấy doanh thu thuần của 9 tháng đầu năm 2019 là 26.378 tỷ đồng, giảm nhẹ so với mức 26.630 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2018.

Lợi nhuận phân bố cho cổ đông của Tập đoàn trong quý 3/2019 đạt 577 tỷ đồng, giảm 24,7%so với quý 3/2018. Từ những vụ “lùm xùm” trên đã làm cho cổ phiếu MSN “bay” đi cả hàng ngàn tỷ chỉ trong vài ngày và cũng như đã đánh mất niềm tin của nhà đầu tu và khách hàng.

Liệu rằng, trong thời gian tới, cổ phiếu MSN sẽ khôi phục lại sắc xanh hay vẫn “lao dốc” theo sắc đỏ. Nếu thê, các nhà đầu tư sẽ phải gánh thêm phần doanh thua “lỗ” của Masan hay chấp nhận sẽ không lấy lại được những khoản đầu tư vào MSN?

Hoàng Thơ
Bạn đang đọc bài viết Cổ phiếu xuống đáy, thương vụ đầu tư của SK Group vào Masan mất đi gần 40% giá trị tại chuyên mục Tin tức của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Thâu tóm Vinmart, VinEco: Masan hưởng 'quả ngọt' hay nếm 'trái đắng'?
Sau khi công bố thông tin thương vụ VinCommerce và VinEco sáp nhập vào Công ty Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer Holding, UpCOM: MCH) cổ phiếu của Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước “tháo chạy” trong khi đó cổ phiếu VIC là được đà tăng nhẹ.
Vingroup bán Vinmart và VinEco cho Masan
Sau sáp nhập VinMart, VinMart+, VinEco vào Masan, Vingroup cho biết sở hữu của họ không còn là đa số nên chuyển giao quyền điều hành cho Masan.