Cục Tài chính doanh nghiệp hỗ trợ DNNN tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược Nhật Bản
TCDN - Ngày 01/3, Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Cơ hội đầu tư vào doanh nghiệp có vốn nhà nước tại Việt Nam”.
Tham dự hội thảo có đại diện Cục phát triển doanh nghiệp, Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư), Ủy ban chứng khoán nhà nước, Bộ Xây dựng, Ủy ban quản lý vốn nhà nước (CMSC), Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), và hơn 100 doanh nghiệp Nhật Bản.
Hội thảo được thực hiện trong khuôn khổ Sáng kiến chung Nhật Việt - chương trình được sáng lập bởi lãnh đạo hai nước Việt Nam và Nhật Bản năm 2003 nhằm cải thiện môi trường đầu tư và tăng cường năng lực cạnh tranh cho các ngành công nghiệp của Việt Nam thông qua thúc đẩy nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Thông tin về tình hình doanh nghiệp có vốn nhà nước tại Việt Nam, ông Đinh Huy Hoàng, Trưởng phòng Quản lý tài chính doanh nghiệp công nghiệp và thương mại (NV1), Cục Tài chính doanh nghiệp cho biết, thực hiện phương án cơ cấu lại DNNN, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong giai đoạn 2016 – 2020 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, số lượng DNNN đã giảm mạnh so với giai đoạn 2011-2015.
Mặc dù số lượng DNNN chỉ còn chiếm khoảng 0,08% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tính đến thời điểm 31/12/2020 trong cả nước, nhưng các DNNN vẫn đang nắm giữ nhiều nguồn lực quan trọng của nền kinh tế, chiếm 7% tổng tài sản và 10% vốn chủ sở hữu của toàn bộ doanh nghiệp trên thị trường, chiếm khoảng 25,78% tổng vốn sản xuất, kinh doanh và 23,4% giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất, kinh doanh.
"Các công ty cổ phần có vốn góp của nhà nước là các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất so với các doanh nghiệp khác, điều này đã khẳng định sự đúng đắn và chính xác trong công tác cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp" - ông Đinh Huy Hoàng nhấn mạnh.
Về định hướng giai đoạn 2021 - 2025, đại diện Cục Tài chính doanh nghiệp cho hay, để triển khai công tác cổ phần hóa, thoái vốn giai đoạn 2021 – 2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg ngày 02 về “Tiêu chí phân loại DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021 - 2025” và Quyết 1479/QĐ-TTg ngày 29/11/2022 phê duyệt kế hoạch sắp xếp lại DNNN nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2022 – 2025. Theo đó: Cổ phần hóa 19 doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp là Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị, Ngân hàng Nông nghiệp vi triển Nông thôn Việt Nam...; Thoái vốn nhà nước đầu tư tại 141 doanh nghiệp, trong đó các nghiệp lớn như Tổng công ty Cơ khí xây dựng, Tổng Công ty cổ phần Hồng, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, Tổng công ty Viglacera, Tổng cô Truyền hình Cáp Việt Nam (VTVcab)....
Bên cạnh cung cấp thông tin về tình hình cải cách DNNN tại Việt Nam hiện nay và kế hoạch cổ phần hóa/thoái vốn trong thời gian tới, các chuyên gia của Ngân hàng Mizuho, Viện nghiên cứu Mitsubhshi còn sử dụng những trường hợp thực tế để phân tích sự hấp dẫn khi trở thành nhà đầu tư chiến lược của các DNNN Việt Nam. Đặc biệt, tại Hội thảo 3 DNNN là Tổng công ty hàng Hải Việt Nam, Tổng công ty lắp máy Việt Nam và Tổng công ty Viglacera đã giới thiệu chi tiết về hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính và những cơ hội đầu tư hấp dẫn giúp nhà đầu tư nước ngoài tiến sâu hơn vào thị trường Việt Nam với tư cách là đối tác chiến lược của doanh nghiệp dẫn đầu ngành.
email: [email protected], hotline: 086 508 6899