Đề xuất kiểm tra ngẫu nhiên không quá 5% lô hàng nhập khẩu

26/04/2021, 19:47

TCDN - Hàng hóa được lựa chọn kiểm tra trên cơ sở đánh giá rủi ro, đánh giá tuân thủ và hệ thống lựa chọn ngẫu nhiên không quá 5% tổng số lô hàng nhập khẩu của 12 tháng liền kề trước đó hoặc dựa trên tính toán trung bình nếu chưa đủ 12 tháng.

Đây là một trong những nội dung của dự thảo Nghị định quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến góp ý.

Bộ Tài chính cho biết, trong thời gian vừa qua, công tác kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu đã được cải cách đáng kể, được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận. Chính phủ rất nỗ lực chỉ đạo việc thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tuy vậy, công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu vẫn còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp như: phạm vi, đối tượng quản lý và kiểm tra rộng, chưa có đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn để thực hiện việc kiểm tra; thực hiện không thống nhất giữa các Bộ, ngành hoặc giữa văn bản hướng dẫn và văn bản có pháp lý cao hơn; quy định kiểm tra quá mức cần thiết; đã áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro nhưng chưa toàn diện, chưa đảm bảo tính minh bạch, tính dự báo, tính nhất quán trong hệ thống pháp luật về kiểm tra chuyên ngành cũng như trong việc tổ chức thực hiện,...

“Thực trạng trên đặt yêu cầu cần chuẩn hóa, cải cách toàn diện các quy định về kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo đúng quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật an toàn thực phẩm trong tổng thể thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia”, Bộ Tài chính cho hay.

Xem xét chỉ kiểm tra 5% lô hàng nhập khẩu. (Ảnh minh họa)

Xem xét chỉ kiểm tra 5% lô hàng nhập khẩu. (Ảnh minh họa)

17 trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn kiểm tra

Theo dự thảo, hàng hóa nhập khâu được miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm trong các trường hợp sau: Hành lý của người nhập cảnh, tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân trong định mức miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế.

Hàng hóa nhập khẩu trong định lượng miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ.

Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển, kinh doanh tạm nhập, tái xuất. Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan. để chờ xuất khẩu sang nước thứ ba.

Hàng hóa là mẫu hàng để quảng cáo không có giá trị sử dụngthương mại, hàng mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu có số lượng phù hợp với mục đích thử nghiệm hoặc nghiên cứu có xác nhận của tổ chức, cá nhân. Số lượng mẫu hàng được nhập không vượt quá số lượng tổi thiểu cần thiết để thử nghiệm, số lần nhập cho một mẫu hàng không quá 01 lần trên một năm đối với 01 tổ chức, cá nhân. (xin ý kiến về số lượng tối thiểu).

Hàng hóa tạm nhập tái xuất được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn nhất định theo quy định của pháp luật về thuế. Hàng hóa tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.

Hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới trong định mức miễn thuế. Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh được miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế.

Hàng hóa là sản phẩm, nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu.Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công xuất khẩu.

Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất của người nhập khẩu.

Hàng hóa tái nhập khẩu là hàng đơn lẻ để sau khi đã bảo hành, sửa chữa ở nước ngoàithay thế; hàng hóa là bộ phận của dây chuyền thiết bị đồng bộ.

Hàng hóa đã được cấp mã số đăng ký bản công bố sản phẩm. Hàng hóa nhập khẩu tại chỗ (trừ trường hợp hàng hóa đặt gia công tại Việt Nam và được tổ chức, cá nhân nước ngoài đặt gia công bán cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam, hàng hóa; Hàng hóa nhập khẩu tại chỗ từ doanh nghiệp chế xuất, khu phi thuế quan vào thị trường nội địa ).

Hàng hóa nhập khẩu từ nhà sản xuất đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam kiểm tra tại nguồn, do các Bộ, ngành và được công bố theo từng thời kỳ trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. 

Hàng hóa được chứng nhận đã áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực được thực hiện theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

Hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Phương tiện nhập khẩu được miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng trong các trường hợp sau: Phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh theo kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Phục vụ công tác nghiên cứu khoa học; Phục vụ các mục đích cá biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Theo hình thức kinh doanh tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập; chuyển khẩu; gửi kho ngoại quan; quá cảnh; Không tham gia giao thông công cộng, chỉ hoạt động trong phạm vi hẹp.

Nhiều mặt hàng nhập khẩu được miễn kiểm tra.

Nhiều mặt hàng nhập khẩu được miễn kiểm tra.

Kiểm tra chặt các nhóm hàng hóa

Theo dự thảo, phương thức kiểm tra chặt là việc kiểm tra hồ sơ kết hợp lấy mẫu phân tích, thử nghiệm, giám định, áp dụng đối với hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu, tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định biện pháp công bố hợp quy trên cơ sở kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật hàng hóa đã đăng ký bản công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy trong các trường hợp: Hàng hóa không đạt yêu cầu nhập khẩu tại lần kiểm tra trước đó;

Hàng hóa có cảnh báo, có yêu cầu đặc biệt của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất;

Hàng hóa được lựa chọn trên cơ sở đánh giá rủi ro, đánh giá tuân thủ và hệ thống lựa chọn ngẫu nhiên không quá 5% tổng số lô hàng nhập khẩu của 12 tháng liền kề trước đó hoặc dựa trên tính toán trung bình nếu chưa đủ 12 tháng.

Phương thức kiểm tra thông thường là việc kiểm tra hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng áp dụng đối với hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu, tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định biện pháp công bố hợp quy trên cơ sở kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luậtđối với hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau: Hàng hóa giống hệt đã đăng ký bản công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy;

Hàng hóa giống hệt chưa đăng ký bản công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy nhưng đã có 03 lần nhập khẩu liên tiếp đạt yêu cầu theo phương thức kiểm tra chặt.

Hàng hóa có rủi ro từ kết quả đánh giá tuân thủ của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro. 

Phương thức kiểm tra giảm là việc kiểm tra hồ sơ ngẫu nhiên không quá 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu, áp dụng đối với hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu, tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định biện pháp công bố hợp quy trên cơ sở kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa tthuộc một trong các trường hợp sau:

Hàng hóa giống hệt đã có 03 lần nhập khẩu liên tiếp đạt yêu cầu theo phương thức kiểm tra thông thường;

Hàng hóa đã được xác nhận đạt yêu cầu về chất lượng hàng hóa , an toàn thực phẩm bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước đã ký kết Điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm mà Việt Nam là thành viên; có kết quả kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu đối với lô hàng, mặt hàng phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam;

Được sản xuất trong các cơ sở áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực theo quy định của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

An Nhiên
Bạn đang đọc bài viết Đề xuất kiểm tra ngẫu nhiên không quá 5% lô hàng nhập khẩu tại chuyên mục Tin tức của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu đẩy mạnh chống thất thu qua công tác kiểm tra sau thông quan
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh chống thất thu qua công tác kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành, đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại, trong đó tập trung kiểm tra chống gian lận về số lượng, trị giá, xuất xứ, nhãn hiệu hàng hóa và vận chuyển trái phép qua biên giới.