Giai đoạn 2016 - 2020:

Doanh nghiệp FDI chỉ đóng góp ngân sách bằng 70% doanh nghiệp nhà nước

13/04/2021, 15:15

TCDN - Bộ Tài chính cho rằng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là doanh nghiệp được ưu đãi nhiều về cơ chế, chính sách, hoạt động có hiệu quả, lợi nhuận cao tuy nhiên lại chỉ đóng góp vào ngân sách nhà nước (NSNN) bằng 70% so với doanh nghiệp nhà nước.

Doanh nghiệp FDI doanh thu tăng trưởng mạnh

Doanh nghiệp FDI có tổng doanh thu tăng trưởng nhanh.

Doanh nghiệp FDI có tổng doanh thu tăng trưởng nhanh.

Tại dự thảo đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trọng tâm là Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Tài chính có đánh giá về tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN giai đoạn 2016 - 2020.

Theo đó, đối với DNNN, tổng tài sản năm 2018 là 2.937.871 tỷ đồng (trong đó Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước là 2.690.430 tỷ đồng chiếm 92%), tăng 2% so với năm 2017; tổng tài sản năm 2019 là 2.992.834 tỷ đồng (trong đó Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước là 2.738.533 tỷ đồng, chiếm 92%), tăng 3% so với thực hiện năm 2018.

Vốn chủ sở hữu năm 2018 là 1.368.867 tỷ đồng tăng 5% so với năm 2017; vốn chủ sở hữu năm 2019 là 1.425.050 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2018. Nợ phải trả năm 2018 là 1.543.637 tỷ đồng; nợ phải trả năm 2019 là 1.542.051 tỷ đồng.

Tổng doanh thu năm 2018 là 1.559.096 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2017; tổng doanh thu năm 2019 là 1.656.124 tỷ đồng tăng 7% so với năm 2018. Lợi nhuận trước thuế năm 2018 là 165.751 tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2017. Lãi phát sinh trước thuế năm 2019 là 162.750 tỷ đồng, giảm 2% so với năm 2018.

Nộp NSNN năm 2018 là 267.982 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2017; nộp NSNN năm 2019 là 283.000 tỷ đồng tăng 7% so với thực hiện năm 2018.

Đối với công ty cổ phần có vốn góp nhà nước, tổng tài sản năm 2018 là 77.315 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2017. Năm 2019 là 9813.955 tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2018.

Vốn chủ sở hữu năm 2018 là 305.498 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2017. Năm 2019 là 335.627 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2018. Nợ phải trả năm 2018 là 397.154 tỷ đồng; năm 2019 là 371.511 tỷ đồng giảm 2% so với năm 2018.

Tổng doanh thu năm 2018 là 634.815 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2017. Năm 2019 là 662.286 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2018. Lợi nhuận trước thuế năm 2018 là 48.821 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2017. Năm 2019 là 55.633 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2018. Nộp ngân sách nhà nước năm 2018 là 99.729 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2017. Năm 2019 là 113.356 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2018.

Đối với doanh nghiệp FDI có tổng tài sản năm 2018 là 5.751,856 tỷ đồng, tăng 16,23% so với năm 2017. Vốn chủ sở hữu năm 2018 là 2.517.573 tỷ đồng, tăng 24,2% so với năm 2017. Nợ phải trả năm 2018 là 3.234.283 tỷ đồng. Tổng doanh thu năm 2018 là 6.307.508 tỷ đồng, tăng 15,81% so với năm 2017. Lợi nhuận trước thuế năm 2018 là 343.390 tỷ đồng, giảm 1,31% so với năm 2017. Nộp NSNN năm 2018 là 186.371 tỷ đồng, tăng 8,25% so với năm 2017.

Doanh nghiệp dân doanh có tổng tài sản năm 2018 là 26.559.099 tỷ đồng, tăng 15,26% so với năm 2017; năm 2019 là 30.899.971 tỷ đồng, tăng 14,54% so với năm 2018. Vốn chủ sở hữu năm 2018 là 8.719.050 tỷ đồng, tăng 21,63% so với năm 2017; năm 2019 là 9.665.956 tỷ đồng. Nợ phải trả năm 2018 là 17.839.941 tỷ đồng; năm 2019 là 13.552.130 tỷ đồng. Tổng doanh thu năm 2019 là 15.429.386 tỷ đồng, tăng 7,56% so với năm 2018. Lợi nhuận trước thuế năm 2019 là 669.014 tỷ đồng. Nộp NSNN năm 2018 là 365.422 tỷ đồng; năm 2019 là 415.792 tỷ đồng.

38% doanh nghiệp dân doanh hoạt động có lãi

Tỷ lệ doanh nghiệp dân doanh có lãi còn thấp.

Tỷ lệ doanh nghiệp dân doanh có lãi còn thấp.

Theo Bộ Tài chính, doanh nghiệp dân doanh là khu vực nắm giữ tổng tài sản lớn nhất (năm 2019 gấp 10 lần tổng tài sản của DNNN, gấp 38 lần tổng tài sản của các công ty cổ phần có vốn góp của nhà nước, gấp 3 lần tổng tài sản doanh nghiệp FDI); có đóng góp lớn nhất cho NSNN.

“Tuy nhiên, chỉ 38% số doanh nghiệp dân doanh hoạt động có lãi. Điều này cho thấy khu vực doanh nghiệp dân doanh còn nhiều dư địa để phát triển. Như vậy bên cạnh việc mở rộng số lượng doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp dân doanh, hỗ trợ các doanh nghiệp dân doanh phát triển. Đây sẽ là động lực mạnh mẽ để thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển”, báo cáo Bộ Tài chính nêu rõ.

Bộ Tài chính cho rằng, doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp có ưu thế về khoa học kỹ thuật, áp dụng quản lý tiên tiến, được ưu đãi nhiều về cơ chế, chính sách (về thuế, đất đai, lao động…), hoạt động có hiệu quả, lợi nhuận cao tuy nhiên lại chỉ đóng góp vào ngân sách nhà nước bằng 70% so với doanh nghiệp nhà nước.

Các công ty cổ phần có vốn góp của nhà nước là các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất so với các doanh nghiệp khác, điều này khẳng định sự đúng đắn, chính xác trong công tác cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Theo Bộ Tài chính, các DNNN, trọng tâm là các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, vừa hoạt động có hiệu quả, đóng góp quan trọng cho NSNN để phục vụ đầu tư phát triển, vừa đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh và thực hiện nhiều nhiệm vụ kinh tế, chính trị, quốc tế khác.

An Nhiên
Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp FDI chỉ đóng góp ngân sách bằng 70% doanh nghiệp nhà nước tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Sắp có tiêu chí phân loại DNNN giai đoạn 2021 – 2025
Một trong những giải pháp quan trọng được đưa ra tại dự thảo Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 là trong năm 2021, ban hành tiêu chí phân loại DNNN giai đoạn 2021 – 2025.
Doanh nghiệp FDI đứng đầu ngành thép lỗ hơn 10 nghìn tỷ
Theo Bộ Tài chính, Formosa Hà Tĩnh và Posco Yamoto Vina có tình hình tài chính không lành mạnh, kết quả sản xuất kinh doanh suy giảm, đóng góp vào NSNN rất hạn chế, chưa tương xứng với những ưu đãi (đất đai, thuế,...) dành cho những DN lớn.