Duyệt quy hoạch khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản

25/07/2023, 06:57
báo nói -

TCDN - Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 866/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Văn phòng Chính phủ cho biết, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 866/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản, trừ các loại khoáng sản dầu khí, than đá, than bùn, quặng phóng xạ (urani, thori, ...) khoáng sản làm vật liệu xây dựng và khoáng sản phân tán nhỏ lẻ theo quy định của pháp luật về khoáng sản. Ranh giới quy hoạch là khu vực phân bố khoáng sản và chế biến khoáng sản trên diện tích đất liền của cả nước.

Sản suất đá tại Mỏ đá Lũng Cái Đay của Doanh nghiệp tư nhân Ngọc Dụ, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN).

Sản suất đá tại Mỏ đá Lũng Cái Đay của Doanh nghiệp tư nhân Ngọc Dụ, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN).

Mục tiêu tổng quát của quy hoạch là tài nguyên khoáng sản được quản lý chặt chẽ, khai thác, chế biến, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, gắn với nhu cầu phát triển của nền kinh tế, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng tới mục tiêu đạt mức trung hòa các-bon.

Đẩy mạnh đầu tư, hình thành ngành khai thác, chế biến đồng bộ, hiệu quả với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại phù hợp với xu thế của thế giới.

Đối với các loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chiến lược, quan trọng (bô-xít, titan, đất hiếm, crômit, niken, đồng, vàng), các doanh nghiệp được cấp phép khai thác mỏ phải có đủ năng lực và phải đầu tư các dự án chế biến phù hợp, sử dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, bảo vệ môi trường bền vững.

Hạn chế và tiến tới chấm dứt khai thác các mỏ trữ lượng thấp, phân tán, nhỏ lẻ, tập trung tài nguyên khoáng sản từ các mỏ/điểm mỏ quy mô nhỏ thành các cụm mỏ quy mô đủ lớn để đầu tư đồng bộ từ thăm dò, khai thác, chế biến áp dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại.

Quy hoạch cũng đặt mục tiêu đối với một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chiến lược, quan trọng trong giai đoạn 2021-2030.

Cụ thể, với khoáng sản bô-xít, việc thăm dò, khai thác phải gắn với chế biến sâu (tối thiểu ra đến sản phẩm alumin); lựa chọn chủ đầu tư thực hiện các dự án thăm dò và khai thác phải đủ năng lực thực hiện đồng bộ các dự án từ khâu thăm dò đến chế biến sâu. Sử dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, bảo vệ môi trường, đặc biệt cần lưu ý phương án xử lý chất thải và xử lý bùn đỏ bền vững, hiệu quả.

Khuyến khích doanh nghiệp nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới để tái chế bùn đỏ. Các dự án sản xuất nhôm mới bằng công nghệ điện phân phải thực hiện giá điện theo cơ chế thị trường, trong đó khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo.

Với khoáng sản titan, phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản titan với lộ trình và quy mô hợp lý phù hợp với từng giai đoạn, từng bước hình thành các tổ hợp công nghệ mỏ - tuyển, cụm công nghiệp chế biến khoáng sản titan đồng bộ với hạ tầng. Các dự án titan ven biển có giải pháp đảm bảo cân đối nguồn nước cho sản xuất và nhu cầu dân sinh, phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

Tập trung đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, đầu tư khai thác, chế biến titan đồng bộ với các sản phẩm chế biến sâu (pigment, dioxit titan, titan kim loại, zircon cao cấp, monazit...).

Phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản đất hiếm một cách đồng bộ, hiệu quả và bền vững.

Khai thác quặng niken, đồng, vàng phải đi kèm dự án đầu tư chế biến một cách đồng bộ, hiệu quả, bền vững và thu hồi tối đa các khoáng sản đi kèm, đảm bảo môi trường...

PV
Bạn đang đọc bài viết Duyệt quy hoạch khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản tại chuyên mục Tin tức của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Thấy gì qua kết quả kiểm toán tại Tổng công ty Khoáng sản TKV?
Tổng công ty Khoáng sản TKV - CTCP còn tình trạng lập hồ sơ mời chào giá chưa có sự thống nhất trong việc yêu cầu năng lực tài chính, kinh nghiệm giữa các gói thầu để đảm bảo tính minh bạch, khách quan trong tổ chức thực hiện mua sắm và lập dự toán chưa đảm bảo cạnh tranh.
Nhiều điểm trái luật làm giảm thu ngân sách trong cấp phép khai thác khoáng sản tại Quảng Ngãi
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi khi tham mưu cho UBND tỉnh khoanh định các khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản chưa đảm bảo quy định, dẫn đến đã cấp 45 Giấy phép khai thác trái quy định. Ngoài ra, làm thất thu NSNN về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, số tiền 25.641 triệu đồng.
Trước 30/4 hàng năm, Cục Thuế phải công khai số phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
Chậm nhất trước ngày 30/4 hàng năm, Cục Thuế địa phương có trách nhiệm tổng hợp và thông tin công khai số phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản mà người nộp phí đã nộp của năm trước trên Cổng thông tin điện tử của Cục Thuế và của UBND cấp tỉnh để người dân được biết.