Ghế trống chủ tịch Tập đoàn VNPT chính thức có chủ

14/06/2020, 21:03

TCDN - Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 818/QĐ/TTg bổ nhiệm ông Phạm Đức Long giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).

Ông Phạm Đức Long (Ảnh TTXVN)

Ông Phạm Đức Long (Ảnh TTXVN)

Ghế chủ tịch Hội đồng thành viên VNPT được để trống từ tháng 11/2019 kể từ khi ông Trần Mạnh Hùng nghỉ hưu. 

Ông Phạm Đức Long được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc VNPT sau hơn một năm giữ chức Phó Tổng Giám đốc vào tháng 4/2015. Khi ông Trần Mạnh Hùng nghỉ hưu, ông Long được giao thêm các vị trí như Phó Bí thư Đảng ủy Phụ trách Đảng bộ Tập đoàn VNPT và Phụ trách Hội đồng thành viên tập đoàn.

Ông Long sinh năm 1970, có bằng tiến sỹ điện tử viễn thông tại Nhật Bản, đã trải qua nhiều vị trí công tác quan trọng tại Tập đoàn VNPT. Ông Long được đánh giá là người có tư duy quản lý hiện đại.

Về VNPT, năm 2019, doanh nghiệp này đã hoàn thành mọi chỉ tiêu kế hoạch được giao: Tổng doanh thu toàn tập đoàn đạt 167.983 tỷ đồng, bằng 101% kế hoạch, tăng 2,7% so với thực hiện năm 2018. Năng suất lao động theo doanh thu trung bình đạt 1,521 tỷ/người, tăng 1,7%.  VNPT cũng chiếm vị trí thứ 2 trong TOP 10 thương hiệu lớn nhất Việt Nam...

Trước đó, trong 6 tháng đầu năm 2019, VNPT đạt 26.118 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, tăng 2,4% và lợi nhuận sau thuế đạt 2.840,8 tỷ, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2018.

Doanh thu hợp nhất của VNPT quanh mức 51 - 52 nghìn tỷ đồng, dù vậy lợi nhuận trước thuế và sau thuế của VNPT tăng vọt trong giai đoạn 2016-2018. Trong đó, lợi nhuận trước thuế năm 2018 đạt 6.447 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2017.

VNPT là doanh nghiệp lớn và cũng đang "kẹt" khi cổ phần hóa. Ông Trần Mạnh Hùng lúc còn Chủ tịch HĐTV VNPT từng chia sẻ khó khăn lớn nhất hiện nay của VNPT là việc xác định giá trị quyền sử dụng đất để cổ phần hóa. Vì VNPT có 4.270 mảnh đất trên 63 tỉnh, thành và hiện khâu phê duyệt CPH chưa xong nên chưa có cơ sở xác định chi phí CPH để thuê tư vấn. “Với tiến độ này, khả quan nhất thì phải đến cuối năm 2020 VNPT mới xác định được giá trị doanh nghiệp, tức là phải sang năm 2021 VNPT mới có thể CPH được”, ông Hùng chia sẻ.

PV
Bạn đang đọc bài viết Ghế trống chủ tịch Tập đoàn VNPT chính thức có chủ tại chuyên mục DOANH NHÂN của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Tập đoàn, tổng công ty nhà nước... (Bài 2) Chuyển DNNN thành công ty cổ phần: VNPT lo tiến độ, hụt tài sản
Theo kế hoạch, cuối năm 2020 Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) sẽ hoàn thành xác định giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc kiểm kê, phân loại tài sản, bàn giao công nợ và thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp khiến tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp này ngày càng chậm.
VNPT miễn phí trải nghiệm dịch vụ học trực tuyến VNPT E-Learning
Góp phần nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch bệnh do virus nCoV gây ra, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã miễn phí trải nghiệm VNPT E-Learning để giúp thầy, trò học từ xa, hạn chế tới mức tối đa các hoạt động tập trung học tập, giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Chủ tịch VNPT, Vietnam Airlines nhận lương 70 triệu/tháng
VNPT và Vietnam Airlines là hai doanh nghiệp đáp ứng được điều kiện vốn chủ sở hữu từ 10.000 tỷ đồng trở lên; doanh thu từ 30.000 tỷ đồng trở lên và có 10 đầu mối quản lý hoặc tổng số lao động sử dụng từ 5.000 người trở lên.
'Điểm nghẽn' ở VNPT trên con đường cổ phần hóa
Chủ tịch Hội đồng Thành viên VNPT Trần Mạnh Hùng cho hay, khó khăn lớn nhất hiện nay của VNPT là việc xác định giá trị quyền sử dụng đất nên đã ảnh hưởng đến tiến độ cổ phần hóa của doanh nghiệp này