Hà Nội, TP.HCM "đội sổ" về giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách

31/12/2019, 21:10

TCDN - Bộ Tài chính vừa có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về Tình hình thanh toán vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN và vốn TPCP 12 tháng năm 2019. Theo đó, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, tỉnh Điện Biên, Ninh Thuận, Đồng Nai… nằm trong danh sách địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp dưới 60%.

Theo số liệu tổng hợp báo cáo của Bộ Tài chính, ước thanh toán 12 tháng năm 2019 là 270.209,405 tỷ đồng, đạt 62,94% so với kế hoạch Quốc hội giao và đạt 67,46% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2018 đạt tỷ lệ tương ứng là 65,96% và 66,87%).

Hà Nội, TP Hồ Chí Minh lọt top địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp. (Ảnh: Internet)

Hà Nội, TP Hồ Chí Minh lọt top địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp. (Ảnh: Internet)

Các Bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 90% như: Bộ Ngoại giao (92,77%), Kiểm toán Nhà nước, Tập đoàn Điện lực, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Hội Nhà văn, Hội Nhà báo, Ngân hàng NN&PTNT; Các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Bình Định, Gia Lai, Bình Phước, Kiên Giang.

Bên cạnh các Bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân cao vẫn còn 15 Bộ, ngành và 08 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 60% như: Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ GTVT, Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tư pháp, TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, tỉnh Điện Biên, Ninh Thuận, Đồng Nai…

Một trong những nguyên nhân tỷ lệ giải ngân thấp so với kế hoạch vốn Quốc hội giao do hiện nay vẫn còn 28.756,739 tỷ đồng kế hoạch vốn Quốc hội giao song chưa được Thủ tướng Chính phủ giao do còn vướng mắc về thủ tục đầu tư.

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, bên cạnh kiến nghị các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục quyết liệt triển khai các nội dung đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tại Nghị quyết số 94/NQ-CP ngày 29/10/2019 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019 chủ động khẩn trương rà soát kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh kế hoạch vốn những dự án giải ngân chậm, những dự án không có khả năng giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân tốt; Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép thu hồi hết số vốn hiện nay không có khả năng giao trong năm 2019 (28.756,739 tỷ đồng) về ngân sách nhà nước.

Thanh Tân
Bạn đang đọc bài viết Hà Nội, TP.HCM "đội sổ" về giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Sáu nhóm giải pháp đẩy nhanh giải ngân đầu tư công
Chính phủ yêu cầu tăng cường kỷ luật, kỷ cương; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, của công chức và đạo đức công vụ; tăng cường công tác phối hợp theo dõi, kiểm tra, thanh tra và thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công.
Tập trung giải quyết các vấn đề nóng: Giải ngân vốn đầu tư, giải phóng mặt bằng, cổ phần hóa, thoái vốn
Giải ngân vốn đầu tư, giải phóng mặt bằng, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước là những vấn đề nóng vừa được Chính phủ yêu cầu từng Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đề cao trách nhiệm người đứng đầu, sâu sát công việc, chủ động, phối hợp xử lý những vướng mắc, bất cập.