Không chịu giải thể khi bị thu hồi giấy phép sẽ bị phạt 20 triệu?

13/05/2021, 15:33

TCDN - Hành vi không giải thể doanh nghiệp khi nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật có thể bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Đây là một trong những điểm mới mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra tại Dự thảo Nghị định Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, Nghị định 50/2016/NĐ-CP chưa có biện pháp xử lý đối với trường hợp doanh nghiệp đã ngừng hoạt động nhưng không khai báo, không làm thủ tục giải thể.

Một số biện pháp khắc phục "Buộc thay đổi…", "Buộc thực hiện…" đối với các hành vi vi phạm của doanh nghiệp về đăng ký kinh doanh trên thực tế ít phát huy tác dụng do nhiều doanh nghiệp không nghiêm túc thực hiện nhưng chưa có cơ sở để xử lý.

Không giải thể doanh nghiệp khi nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ bị xử phạt.

Không giải thể doanh nghiệp khi nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ bị xử phạt.

Dự thảo bổ sung một số hành vi vi phạm: Vi phạm về việc đặt tên doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh; Vi phạm quy định về công ty hợp danh; Vi phạm về việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp; Vi phạm quy định về giải thể doanh nghiệp; Vi phạm các quy định chào bán cổ phần, trái phiếu riêng lẻ đối với công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng.

Cụ thể, dự thảo quy định phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: không giải thể doanh nghiệp khi nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; Không chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh khi đăng ký giải thể doanh nghiệp.

Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc phải thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm; buộc chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm.

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: chào bán cổ phần không đáp ứng điều kiện theo quy định; chào bán trái phiếu riêng lẻ không đáp ứng các điều kiện theo quy định; chào bán trái phiếu riêng lẻ không đúng đối tượng theo quy định. 

Bên cạnh đó, dự thảo bỏ quy định về thông báo mẫu dấu, báo cáo thay đổi thông tin của người quản lý doanh nghiệp vì Luật Doanh nghiệp năm 2020 không còn quy định nữa.

Bỏ quy định xử phạt đối với hành vi “đăng ký tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh” vì Khoản 4 Điều 66 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP  không quy định doanh nghiệp phải thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh.

Bỏ quy định xử phạt đối với hành vi “Không chuyển đổi loại hình doanh nghiệp khi công ty không còn đủ số lượng thành viên, cổ đông tối thiểu theo quy định trong thời hạn 6 tháng liên tục” vì theo Điều 207 Luật Doanh nghiệp năm 2020, trường hợp doanh nghiệp không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong thời hạn 6 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì doanh nghiệp thuộc trường hợp bị.

T. Phương
Bạn đang đọc bài viết Không chịu giải thể khi bị thu hồi giấy phép sẽ bị phạt 20 triệu? tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Doanh nghiệp nhà nước được góp vốn, mua cổ phần thành lập doanh nghiệp
Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị của công ty chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ đúng quy định khi đề xuất, quyết định góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của công ty khác và cùng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho công ty khi vi phạm quy định.