Khu vực kinh tế đối ngoại và đầu tư công sẽ là động lực tăng trưởng năm 2021

31/03/2021, 10:52

TCDN - Đây là nhận định của các chuyên gia tại Hội thảo: Kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng năm 2021: “Ứng phó và vượt qua đại dịch Covid – 19, hướng tới phục hồi và phát triển” và Công bố Ấn phẩm Đánh giá Kinh tế Việt Nam thường niên 2020 do Trường Đại học kinh tế Quốc dân tổ chức sáng 31/3.

20210331_085009

Theo các chuyên gia Trường Đại học kinh tế Quốc dân, mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% theo kế hoạch của Chính Phủ là rất khó khăn, trong bối cảnh diễn biến của địa dịch Covid – 19 còn khó lường. Tính đến thời điểm cuối tháng 2/2021, dịch bệnh vẫn chưa được khống chế hoàn toàn, nhiều địa phương trong giai đoạn giãn cách, các hoạt động kinh tế - xã hội vẫn chưa thể trở về trạng thái bình thường.

Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ cần nỗ lực lớn trong việc tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh và có những chính sách ứng phó Covid – 19 hiệu quả, hỗ trợ nền kinh tế vượt qua tác động của đại dịch, chuẩn bị những điều kiện để có thể khôi phục sau đại dịch.

PGS.TS Tô Trung Thành, Trường Đại học kinh tế Quốc dân, đồng chủ biên Ấn phẩm Đánh giá Kinh tế Việt Nam thường niên 2020 nhấn mạnh động lực tăng trưởng kinh tế năm 2021 vẫn tiếp tục đến từ khu vực kinh tế đối ngoại. Sản xuất và xuất khẩu của khu vực kinh tế đối ngoại sẽ đóng vai trò quan trọng đến tăng trưởng kinh tế, trong bối cảnh sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn và các ngành dịch vụ khó có cơ hội tăng trưởng cao do đại dịch.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng khu vực kinh tế đối ngoại cũng phụ thuộc nhiều vào cứ sốc từ bên ngoài và khả năng phục hồi còn bất định của kinh tế thế giới.

Đầu tư công cũng sẽ đóng góp lớn và tăng trưởng năm 2021, bù đắp cho đầu tư khu vực ngoài nhà nước gặp khó khăn do đại dịch, đảm bảo tiếp tục mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư trong nhiều năm qua. Tuy vậy, dư địa tài khóa không còn nhiều nên khả năng mở rộng mạnh mẽ đầu tư công để tăng trưởng sẽ khos có thể kéo dài.

PGS.TS Tô Trung Thành, Trường Đại học kinh tế Quốc dân, đồng chủ biên Ấn phẩm Đánh giá Kinh tế Việt Nam thường niên 2020 trình bày kết quả nghiên cứu.

PGS.TS Tô Trung Thành, Trường Đại học kinh tế Quốc dân, đồng chủ biên Ấn phẩm Đánh giá Kinh tế Việt Nam thường niên 2020 trình bày kết quả nghiên cứu.

Hiện tại, đại dịch Covid – 19 vẫn diễn biến khó lường và chưa biết thời gian kết thúc, nền kinh tế cần sống chung với dịch, cũng có nghĩa là quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ chấp nhận giãn cách xã hội ở mực độ nhất định, hoặc chí ít cũng hạn chế tiếp xúc trực tiếp. Đây là cơ hội để phát triển một số ngành dịch dụ như: thương mại điện tử, dịch vụ trực tuyến liên quan đến các sản phẩm giáo dục hay giải trí online… Một số ngành sản xuất công nghiệp cung có cơ hội phát triển như: ngành sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, vệ sinh dịch tế; ngành sản xuất các sản phẩm thực phẩm như: đồ hộp, thực phẩm đóng gói; ngành sản xuất các trang thiết bị làm việc ừ xã, làm việc online; ngành công nghệ thông tin…

Để giảm thiểu tác động của địa dịch Covid – 19 hay các cú sốc tương tự trong tương lai, các chuyên gia Trường Đại học kinh tế Quốc dân khuyến nghị, một số điều chỉnh chính sách cần được xem xét thực hiện. Thứ nhất, chính sách gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất nên được mở rộng đối tượng thụ hưởng để đảm bảo công bằng đối với mọi thành phần kinh tế chịu ảnh hưởng bởi đại dịch. Theo đó, một số điều kiện không cần thiết đối với đối tượng thụ hưởng của chính sách miễn giảm tiền thuê đất nên được rà soát và gỡ bỏ cho phù hợp với thực tiễn.

Thứ hai, việc giảm thuế TNDN hay thuế/phí đối với hàng hóa và dịch vụ xa xỉ là một phương thực hỗ trợ chưa phù hợp bởi chính sách này chưa nhắm trúng đối tượng cần ưu tiên, tạo sự bất bình đẳng trong cộng đồng doanh nghiệp, người dân và có thể khiến môi trường kinh doanh xấu đi.

Thứ ba, các chính sách hỗ trợ thông qua giảm mức thu các loại phí, lệ phí hiện đang được thực hiện một cách dàn trải, phổ rộng đối với tất cả các doanh nghiệp, người dân có thể gây lãng phí ngân sách. Để đảm bảo chính sách này được thẹc hiện theo hướng tập trung, đúng đối tượng và tiết kiệm nguồn lực, việc kéo dài thời gian thực hiện chính sách này chỉ nên được thực hiện trên cơ sở khảo sát, đánh giá nhanh tác động của dịch Covid-19 đến từng ngành, nhóm doanh nghiệp và người dân.

Phương Linh
Bạn đang đọc bài viết Khu vực kinh tế đối ngoại và đầu tư công sẽ là động lực tăng trưởng năm 2021 tại chuyên mục Tin tức của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng kinh tế từ 2,5 - 3%
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành cần có kế hoạch tăng tốc 2 tháng cuối năm, đẩy nhanh tiến trình phục hồi, phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế 2,5-3%. Đồng thời chuẩn bị tốt nhất cho kế hoạch năm 2021.