Kịch bản nào cho kinh tế thế giới sau đại dịch Covid-19

26/03/2020, 14:16

TCDN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố đại dịch nhiễm virus Covid-19, đến nay đã lan rộng ra 169 quốc gia với hơn 417.966 trường hợp lây nhiễm. Câu hỏi đặt ra là sau khủng hoảng Covid-19, nền kinh tế thế giới sẽ đi về đâu?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố đại dịch nhiễm virus Covid-19, đến nay đã lan rộng ra 169 quốc gia với hơn 417.966 trường hợp lây nhiễm, trong đó có 18.615 người tử vong. Chỉ trong vòng một tuần qua số người bị lây nhiễm đã tăng gấp đôi. Đây là dịch bệnh hết sức nguy hiểm và lớn nhất trên thế giới trong vòng một trăm năm qua.

Kịch bản nào cho kinh tế thế giới sau đại dịch Covid-19

Kịch bản nào cho kinh tế thế giới sau đại dịch Covid-19

Câu hỏi đặt ra là sau khủng hoảng Covid-19, nền kinh tế thế giới sẽ đi về đâu? Mặc dù chính phủ các nước đã áp dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh và sắp xếp lại các ưu tiên cho giai đoạn hiện nay, nhưng cũng không thể tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh tế. Covid-19 không chỉ gây hậu quả tiêu cực to lớn cho Trung Quốc và các nước, mà còn đang góp phần định hình lại hoạt động của các ngành kinh tế trên cấp độ toàn cầu.

4 kịch bản đối với kinh tế thế giới

Các chuyên gia Bloomberg cảnh báo, kinh tế thế giới có thể thiệt hại tới 2,7 nghìn tỷ USD do dịch Covid-19. Các nhà kinh tế đã đưa ra bốn kịch bản sau:

Thứ nhất, Trung Quốc có thể kiểm soát được bệnh dịch và bắt đầu phục hồi trong quý hai, thì sẽ hạn chế được tác động của nó đối với kinh tế toàn cầu.

Thứ hai, Trung Quốc không nhanh chóng dập tắt được dịch bệnh, cùng với sự lây lan bùng phát ở Hàn Quốc, Italia, Nhật Bản, Pháp, Đức...nhiều nhà máy, xí nghiệp phải đóng cửa, gây thiệt hại kinh tế cho các quốc gia này, kết quả là tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 sẽ giảm xuống mức 2,3% so với dự kiến 3,1%.

Thứ ba, dịch Covid-19 lan rộng sang Mỹ, Ấn Độ, Anh, Canada và Brazil, tăng trưởng của tất cả các nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ chậm lại, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 sẽ giảm xuống còn 1,2%, khu vực đồng Euro (Eurozone) và Nhật Bản sẽ bị suy thoái, tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ giảm xuống 0,5%.

Thứ tư, dịch bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các quốc gia, thiệt hại của kinh tế toàn cầu sẽ lên tới 2,7 nghìn tỷ USD và tăng trưởng hàng năm sẽ giảm xuống bằng không hoặc âm. Đây là kịch bản tồi tệ nhất.

Trước đó, các nhà kinh tế đã cảnh báo rằng năm 2020 sẽ là năm tồi tệ nhất đối với nền kinh tế thế giới kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm xuống 2,8% vào cuối năm nay.

Ngân hàng Thế giới (WB) xác nhận rằng sự lây lan của dịch bệnh sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế thế giới khoảng 570 tỷ USD/năm, hoặc khoảng 0,7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.

Trong báo cáo mới đây nhất, Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), cũng đưa ra các dự báo tương tự và nói thêm rằng, kinh tế các nước đang phát triển sẽ thiệt hại 220 tỷ USD (không tính Trung Quốc).

Theo UNCTAD, các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ, các nước xuất khẩu nguyên liệu sẽ mất hơn 1% tăng trưởng, các quốc gia có mối quan hệ chặt chẽ với các nền kinh tế chịu những cú sốc ban đầu sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Sự lây lan của dịch bệnh này cũng đang ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư, khiến nhiều người trong số họ chuyển sang đầu tư vào các lĩnh vực an toàn hơn như mua vàng tích trữ, được coi là ít rủi ro trong thời kỳ khủng hoảng.

Tại quốc gia có nhiều ca tử vong vì COVID-19 nhất thế giới, hơn 100.000 người vẫn coi thường lệnh phong tỏaDo dịch Covid-19, toàn bộ chuỗi giá trị du lịch toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bao gồm vận tải hàng không và đường biển, vận tải hành khách và các cơ quan Du lịch, điều hành các tour du lịch, nhà ở, nhà hàng, trung tâm giải trí và cửa hàng lưu niệm. Theo tính toán sơ bộ của Tổ chức du lịch thế giới, lượng khách du lịch trên thế giới năm 2020 sẽ giảm ít nhất 3%, gây thiệt hại lên tới 30-50 tỷ USD cho doanh thu du lịch toàn cầu.

Ông Richard Kozul-Wright, Giám đốc điều hành bộ phận chiến lược toàn cầu hóa và phát triển của UNCTAD mới đây cho biết, tháng Chín năm ngoái, trước khi xảy ra dịch Covid-19, các chuyên gia đã tỏ lo ngại về tình trạng của kinh tế toàn cầu. Ông cho rằng, nhiều vấn đề của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đến nay vânc chưa được giải quyết. Ông nói, hiện nay nền kinh tế thế giới vẫn thiếu sự điều tiết hiệu quả của hệ thống tài chính, chưa kể đến sự sụp đổ vừa qua của giá dầu. Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008, các chuyên gia dự kiến sẽ thấy sự điều tiết tích cực hơn của dòng vốn đầu tư, nhưng điều này đã không xảy ra, nền kinh tế tiếp tục lặp lại tình trạng suy thoái.

Các chuyên gia không loại trừ khả năng phá sản trên quy mô lớn và nó có thể gây ra sự sụp đổ đột ngột giá trị của các cổ phiếu, kết thúc giai đoạn tăng trưởng mang tính chất chu kỳ này. Theo họ, tình hình hiện nay có thể so sánh với cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á cuối những năm chín mươi của thế kỷ trước. Nhưng, tinh hình hiện nay khó khăn hơn nhiều.

Một tài liệu nghiên cứu của UNCTAD, cho rằng việc mất niềm tin của người tiêu dùng và các nhà đầu tư là hậu quả nhãn tiền của sự lây lan dịch bệnh Covid-19. Tài liệu này khẳng định rằng, nhiều yếu tố tập hợp lại, từ việc giảm giá cổ phiếu, tổng cầu suy giảm, nợ công tăng và phân phối thu nhập không đồng đều ...., tất cả những điều đó sẽ có thể dẫn đến tình trạng tồi tệ hơn.

Trúc Nhi (t/h)
Bạn đang đọc bài viết Kịch bản nào cho kinh tế thế giới sau đại dịch Covid-19 tại chuyên mục Tài chính quốc tế của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Kinh tế thế giới thấm đòn Covid-19
Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) dự báo doanh thu ngành hàng không toàn cầu có thể giảm 4-5 tỉ USD trong quý I/2020 do tác động của dịch Covid-19