Lạm phát ở mức cao, Brazil tiếp tục tăng lãi suất

04/08/2022, 09:44

TCDN - Ngày 3/8, Ngân hàng trung ương Brazil (BCB) quyết định tăng lãi suất cơ bản lên 13,75%, mức cao nhất tại nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh này kể từ tháng 12/2016, trong một nỗ lực nhằm kiểm soát lạm phát.

Quyết định này không nằm ngoài kỳ vọng của giới phân tích, và đã được Ủy ban Chính sách Tiền tệ (Copom) của BCB báo hiệu vào tháng 6/2022 về khả năng thực hiện điều chỉnh đối với lãi suất cơ bản trong bối cảnh lạm phát gia tăng. Đây là lần thứ 12 liên tiếp kể từ tháng 3/2021, BCB điều chỉnh tăng lãi suất. 

bao-cao-cua-ngan-hang-trung-uong-brazil-nguoi-brazil

Theo Copom nhấn mạnh, lạm phát ở mức cao tại Brazil khiến Ngân hàng trung ương nước này phải tiếp tục duy trì chính sách tăng vốn tín dụng nhằm kiềm chế đà tăng của giá tiêu dùng.

Trong 12 tháng kết thúc vào tháng 6 vừa qua, lạm phát của Brazil đã tăng lên mức 11,89%. Trong nửa đầu năm nay, chỉ số giá tiêu dùng tại quốc gia Nam Mỹ này cũng đã tăng 5,49%, vượt mục tiêu trần lạm phát cả năm 2022 ở mức 3,5% với biên độ +/-1,5% do chính phủ nước này đề ra.

Các công ty tư vấn tài chính ước tính lạm phát của Brazil sẽ đạt mức 7,15% vào cuối năm nay. Cùng với đó, diễn biến khó lường của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine được cho là sẽ đẩy giá thực phẩm và nhiên liệu quốc tế tăng vọt trong thời gian tới, qua đó khiến nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh này gặp nhiều khó khăn.

Sau khi quyết định của BCB được công bố, Liên đoàn Công nghiệp Quốc gia Brazil (CNI) đã cảnh báo về tác động tiêu cực của việc tăng lãi suất.

PV/Theo TTXVN
Bạn đang đọc bài viết Lạm phát ở mức cao, Brazil tiếp tục tăng lãi suất tại chuyên mục Tài chính quốc tế của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Brazil: Nhiều mặt hàng được miễn thuế nhập khẩu
Chính phủ Brazil thông báo cắt giảm thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng thực phẩm, ethanol, và sản phẩm liên quan đến công nghệ thông tin, với mục đích tăng nguồn cung và giảm bớt áp lực lạm phát trên thị trường nội địa.