Louis Vuitton tìm cách mở hầu bao của khách hàng Trung Quốc

07/12/2023, 19:17
báo nói -

TCDN - Do người tiêu dùng ở Mỹ và châu Âu thắt chặt chi tiêu, Louis Vuitton tăng tốc tiếp thị và chăm sóc khách hàng Trung Quốc để tăng doanh thu.

Hồi tuần trước, Louis Vuitton tổ chức một buổi trình diễn thời trang hào nhoáng ở Hong Kong, với những người nổi tiếng Trung Quốc ngồi chật kín hàng ghế đầu. Các người mẫu trình diễn trên Đại lộ Ngôi sao. Ở hậu cảnh, chiếc thuyền buồm Louis Vuitton di chuyển trên sông trong âm nhạc của dàn 50 nhạc công.

Sự kiện hoành tráng

Khách mời cũng là tuyên bố rõ ràng về sự chăm chút của Louis Vuitton đến khách hàng mục tiêu. Những nghệ sĩ danh tiếng như Cung Tuấn, Bạch Kính Đình, ban nhạc TNT ngồi ở hàng ghế đầu. Họ hỗ trợ trong nỗ lực tiếp thị buổi trình diễn với tổng cộng 150 triệu người theo dõi trên mạng xã hội Weibo.

Ở phần kết thúc màn trình diễn, một đội thiết bị bay tự động (drone) thắp sáng bầu trời đêm, chiếu biểu tượng LV lên các tòa nhà chọc trời của Hong Kong. Hàng trăm khách mời đã ghi lại cảnh tượng để chia sẻ trên mạng xã hội. "Tôi chưa bao giờ công chúng thấy ít người Mỹ đến vậy tại một buổi trình diễn thời trang", Samuel Hine, phóng viên thời trang của GQ, bình luận.

Việc Louis Vuitton nói riêng và tập đoàn mẹ LVMH tìm cách lấy lòng khách hàng Trung Quốc để tìm kiếm tăng trưởng đang trái ngược với các công ty phương Tây trong nhiều ngành công nghiệp khác, khi một số giảm quy mô đầu tư vào Trung Quốc trước quan hệ lạnh nhạt giữa Bắc Kinh và Washington.

LV

Theo WSJ, ban lãnh đạo LVMH có nhiều lý do để nỗ lực "chăm sóc" khách hàng Trung Quốc. So với các ngành như công nghệ, hàng xa xỉ được coi là an toàn ở cấp độ an ninh quốc gia và có tiềm năng để các thương hiệu tiếp cận những người siêu giàu Trung Quốc hơn là rủi ro. Cũng mới tuần này, Dior, thương hiệu có doanh thu lớn thứ hai của LVMH sau Louis Vuitton, cho biết sẽ tổ chức buổi trình diễn trang phục nam tại Hong Kong vào năm tới.

Yếu tố cốt lõi là Trung Quốc đang ngày càng quan trọng khi tình hình kinh doanh của LVMH ở những thị trường trọng điểm khác kém khả quan. LVMH có 75 thương hiệu bao gồm các nhãn hiệu thời trang Louis Vuitton, Dior, hãng trang sức Tiffany, đạt doanh thu 21,2 tỷ euro (23,4 tỷ USD) trong quý 2, tăng 17% so với cùng kỳ 2022. Kết quả tích cực nhờ vào sự phục hồi mạnh mẽ ở Trung Quốc giúp bù đắp sự sụt giảm ở thị trường Mỹ. Khi ấy, Giám đốc tài chính Jean-Jacques Guiony tuyên bố ông "rất hài lòng" với sự phục hồi ở Trung Quốc.

Tầm quan trọng của khách hàng Trung Quốc

Thành công của LVMH sẽ phụ thuộc vào việc làm sao khiến người tiêu dùng Trung Quốc hài lòng. Trong chín tháng đầu năm nay, 32% doanh số bán hàng của hãng đến từ châu Á (trừ Nhật Bản). Phần lớn trong số đó đến từ Trung Quốc. Những lo ngại liên tục về nền kinh tế Trung Quốc đã đè nặng lên giá cổ phiếu của các công ty hàng xa xỉ như LVMH. Đồng thời, người tiêu dùng ở Mỹ và châu Âu đang thắt chặt chi tiêu, khiến họ càng phải quay sang Trung Quốc cấp bách hơn.

Đến quý 3, doanh thu của LVMH thu hẹp còn 19,96 tỷ euro (21,16 tỷ USD), chỉ tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. "Sau 3 năm bùng nổ và kết quả xuất sắc, tốc độ tăng trưởng của LVMH đang trở về mức trung bình lịch sử", Guiony nhận định.

Doanh thu của tập đoàn tiếp tục chậm lại ở châu Âu trong quý 3, trong khi nhu cầu với hàng thời trang và đồ da từ Trung Quốc tương đương 2 năm trước. Nhưng điểm sáng là doanh số bán cho người Trung Quốc bên ngoài đại lục tăng khi họ tiếp tục sang Hong Kong hoặc du lịch nhiều hơn.

Hong Kong từ lâu là thánh địa mua sắm của khách từ Trung Quốc đại lục. Đối mặt với thuế nhập khẩu cao, người Trung Quốc đổ xô đến Hong Kong năm 2003 khi giới hạn thị thực được nới lỏng, để mua sắm các mặt hàng xa xỉ toàn cầu.

Trong khoảng một thập kỷ, doanh số bán hàng xa xỉ tại đây tăng vọt, nhưng từ 2014, chiến dịch chống tham nhũng của Bắc Kinh đã làm hạ nhiệt dòng khách giàu có. Sau đó, các cuộc biểu tình hồi 2019 làm trầm trọng thêm tình hình.

Đầu năm nay, việc dỡ bỏ hạn chế COVID-19 của Trung Quốc tạo nên làn sóng tiêu dùng mới. LVMH ghi nhận doanh số bán hàng trung bình tại Hong Kong tăng chưa từng có. Nhưng cơn sốt nhanh chóng tan biến khi các vấn đề cơ bản trong nền kinh tế Trung Quốc nổi lên, bao gồm bất động sản gặp khó, nợ hộ gia đình và địa phương tăng, thất nghiệp của thanh niên lên mức kỷ lục.

Hong Kong là thánh địa mua sắm của khách từ Trung Quốc đại lục từ nhiều năm qua. Đối mặt với thuế nhập khẩu cao, người Trung Quốc đổ xô đến Hong Kong năm 2003 khi giới hạn thị thực được nới lỏng, để mua sắm các mặt hàng xa xỉ toàn cầu.

Trong khoảng một thập kỷ, doanh số bán hàng xa xỉ tại đây tăng vọt, nhưng từ 2014, chiến dịch chống tham nhũng của Bắc Kinh đã làm hạ nhiệt dòng khách hàng Trung Quốc giàu. Sau đó, các cuộc biểu tình hồi 2019 làm trầm trọng thêm tình hình.

Đầu năm nay, việc dỡ bỏ hạn chế Covid của Trung Quốc tạo nên làn sóng tiêu dùng mới. LVMH ghi nhận doanh số bán hàng trung bình tại Hong Kong tăng chưa từng có. Nhưng cơn sốt nhanh chóng tan biến khi các vấn đề cơ bản trong nền kinh tế Trung Quốc nổi lên, bao gồm bất động sản gặp khó, nợ hộ gia đình và địa phương tăng, thất nghiệp của thanh niên lên mức kỷ lục.

Những vấn đề đó đã làm mất niềm tin của người tiêu dùng. Số lượng du khách từ đại lục vẫn tăng, nhưng họ không còn chi tiêu nhiều như hồi 2018, theo giám đốc điều hành các khu bán hàng xa xỉ và trung tâm thương mại.

Sau buổi biểu diễn ở Hong Kong, Giám đốc sáng tạo thời trang nam Louis Vuitton, ông Pharrell Williams, sẽ đến Trung Quốc đại lục. Vào tháng 6, Bernard Arnault, Chủ tịch kiêm CEO LVMH, đã đến Trung Quốc trong chuyến thăm đầu tiên tới quốc gia này kể từ khi chấm dứt các hạn chế liên quan tới COVID-19. Đầu tháng này, một phái đoàn LVMH do cháu trai của Arnault dẫn đầu đã tham dự Hội chợ triển lãm nhập khẩu quốc tế Trung Quốc tại Thượng Hải.

"Trái ngược với những gì đang nghe đây đó, những gì chúng tôi đang thấy là sự gia tăng mạnh mẽ trong tiêu dùng của người Trung Quốc", Ludovic Watine-Arnault, Tổng giám đốc khu vực Bắc Âu và Giám đốc thương mại điện tử Christian Dior thị trường EMEA (châu Âu, Trung Đông, châu Phi) nhận xét.

Giám đốc sáng tạo thời trang nam Williams gần đây đã mở tài khoản trên các trang mạng xã hội Trung Quốc như Xiaohongshu và Douyin. Trong kế hoạch chuyến công tác tới, ông sẽ ghé thăm một số trong 62 cửa hàng của Louis Vuitton ở đại lục. "Khi bạn nghĩ về văn hóa Trung Quốc, còn gì mà không yêu thích? Đó là âm nhạc, nghệ thuật, kinh doanh, thời trang", ông nói.

Như Hằng/CNN
Bạn đang đọc bài viết Louis Vuitton tìm cách mở hầu bao của khách hàng Trung Quốc tại chuyên mục Tài chính quốc tế của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan