Mỗi người Việt dự kiến "gánh" 40 triệu đồng nợ công vào năm 2021

04/11/2020, 10:43

TCDN - Với con số dự kiến nợ công Việt Nam sẽ vượt mốc 4 triệu tỉ đồng vào năm 2021, tính bình quân mỗi người dân Việt Nam, từ trẻ sơ sinh tới người già, sẽ phải gánh hơn 40 triệu đồng nợ công.

Báo cáo của Chính phủ gửi đến Quốc hội cho biết nợ công năm 2020 dự kiến vượt 3,63 triệu tỉ đồng và nghĩa vụ trả nợ cả gốc lẫn lãi trên 360.000 tỉ đồng. Năm 2020, tỉ lệ nghĩa vụ trả nợ nước ngoài/xuất khẩu là 34,6%, vượt gần 10% so với mức trần 25% mà Quốc hội cho phép.

Theo dự kiến về dự toán ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách năm 2021 đang trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 đang diễn ra, Chính phủ phải vay khoảng 579.772 tỉ đồng để cân đối ngân sách trung ương, bao gồm: vay bù đắp bội chi ngân sách trung ương khoảng 318.870 tỉ đồng; vay để trả nợ gốc của ngân sách trung ương khoảng 260.902 tỉ đồng. Như vậy, tới năm 2021, nợ công sẽ vượt mốc 4 triệu tỉ đồng, với nghĩa vụ trả nợ ngày càng lớn.

Thảo luận của các Đại biểu Quốc hội cho thấy nợ công đến cuối năm nay có thể vượt 3,6 triệu tỷ đồng, năm 2021 trên 4 triệu tỷ đồng.

Thảo luận của các Đại biểu Quốc hội cho thấy nợ công đến cuối năm nay có thể vượt 3,6 triệu tỷ đồng, năm 2021 trên 4 triệu tỷ đồng.

Theo Đại biểu Nguyễn Minh Sơn (đoàn Tiền Giang), nợ công đến cuối năm nay có thể vượt 3,6 triệu tỷ đồng, năm sau trên 4 triệu tỷ đồng; nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi năm tới khoảng 360.000 tỷ đồng.

Mặc dù tỷ lệ nợ công đến cuối năm sau mới đạt 46,1% GDP (theo con số đánh giá lại) và 56,6% GDP (chưa đánh giá lại), nghĩa là chưa vượt trần Quốc hội đề ra. Tuy nhiên, tốc độ tăng nợ công khoảng 11% trong 5 năm gần đây, đã vượt xa tăng trưởng kinh tế. Nghĩa vụ trả nợ vì thế ngày càng cao, có thể vượt ngưỡng 27% thu ngân sách.

Đại biểu phân tích, thực trạng trên dẫn tới rủi ro thanh khoản, lãi suất tăng cao hơn. Điều này cũng làm giảm dư địa chi đầu tư hàng năm, tiềm ẩn rủi an ninh tài chính quốc gia, có nguy cơ ảnh hưởng tới hệ số tín nhiệm quốc gia. Trong khi đó, dư địa tăng thu ngân sách năm tới gặp khó khăn do ảnh hưởng đại dịch.

Do đó, Đại biểu Nguyễn Minh Sơn đề nghị Chính phủ cần có giải pháp quyết liệt hơn xử lý vấn đề này.

Năm 2018, mỗi người dân đánh

Năm 2018, mỗi người dân đánh "gánh" 35 triệu nợ công, dự kiến năm 2021 con sô này tăng lên 40 triệu đồng nợ công (Ảnh: Vietnamnet)

Năm 2021, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 368.276 tỉ đồng, chủ yếu là trả nợ trong nước với khoảng 323.093 tỉ đồng, bằng khoảng 27,4% thu ngân sách. Chỉ số này vượt ngưỡng Quốc hội cho phép với giai đoạn 2016-2020 là 25%, chủ yếu do các khoản trái phiếu chính phủ trong nước phát hành trong giai đoạn trước đây đáo hạn ở mức cao vào năm 2021-khoảng 187.001 tỉ đồng, chiếm 13,9% thu ngân sách.

Dù dự báo đến cuối năm 2021 nợ công khoảng 46,1% GDP đánh giá lại (khoảng 58,6% GDP chưa đánh giá lại), chưa vượt trần, nhưng nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách có thể lên mức 27,4% là mức mà Chính phủ cho rằng “cần có biện pháp để kiểm soát chỉ tiêu này”.

Hoàng Nhung
Bạn đang đọc bài viết Mỗi người Việt dự kiến "gánh" 40 triệu đồng nợ công vào năm 2021 tại chuyên mục Tin tức của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Chính phủ đặt mục tiêu nợ công không quá 60% trong 10 năm tới
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 30/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế.
Đánh giá lại quy mô GDP: Nợ công sẽ giảm hơn 10%
Các chỉ tiêu tài chính công sẽ giảm đáng kể từ việc đánh giá lại quy mô GDP của nền kinh tế. Trong đó, nợ công/GDP giảm từ 56,1% xuống còn 44,7%; nợ Chính phủ/GDP giảm từ 49,2% xuống còn 39,2%; nợ nước ngoài/GDP giảm từ 45,8% xuống còn 36,5%.