Mỹ hưởng lợi trước mắt, trả giá lâu dài nếu châu Âu suy thoái

14/09/2022, 11:28
báo nói -

TCDN - Giới chức cho rằng, Mỹ có thể khống chế lạm phát, tránh suy thoái và cứu hàng triệu việc làm nếu châu Âu suy thoái, nhưng Washington sẽ phải trả giá đắt trong tương lai.

Một số quan chức Nhà Trắng từng khẳng định ảnh hưởng từ nguy cơ Liên minh châu Âu suy thoái sẽ “khiêm tốn” và có thể “mang lại điều tốt lành” cho Mỹ, theo The Washington Post.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Mamdouh G Salameh, một nhà kinh tế và chuyên gia năng lượng toàn cầu, nhận định Liên minh châu Âu suy thoái trầm trọng do giá năng lượng tăng, sức mua giảm cũng như chi phí tài chính khổng lồ của việc viện trợ vũ khí cho Ukraine”.

Tháng trước, Goldman Sachs dự báo châu Âu sẽ có 60% khả năng rơi vào suy thoái trong 12 tháng tiếp theo, trong khi tỷ lệ của Mỹ là 30%. Dù vậy, các quan chức Nhà Trắng tin rằng sự ảnh hưởng từ cuộc suy thoái của EU tới nền kinh tế Mỹ sẽ “khiêm tốn và trong tầm kiểm soát”. 

Ông Dean Baker, nhà đồng sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, cho rằng Mỹ thậm chí còn có thể hưởng lợi từ việc châu Âu suy thoái: “Nếu châu Âu rơi vào suy thoái, đương nhiên nhu cầu đối với một loạt các sản phẩm sẽ giảm”.

Cơ hội độc chiếm thị trường EU

Sputnik dẫn lời Tiến sỹ Gal Luft, Giám đốc Viện Phân tích An ninh Toàn cầu và cố vấn cao cấp của Hội đồng An ninh năng lượng Mỹ, cho rằng Washington đang lợi dụng cuộc khủng hoảng năng lượng và sẵn sàng hy sinh an ninh của EU.

Khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự, Mỹ đã thuyết phục châu Âu tham gia vào các lệnh cấm vận năng lượng với Moscow. Tuy nhiên, động thái của Mỹ đã đẩy giá dầu và khí đốt lên cao, khiến EU chịu đòn từ chính các lệnh trừng phạt của họ.

khi dot 1

“Những chuyến tàu chở khí hóa lỏng (LNG) vượt qua Đại Tây Dương là minh chứng cho quyết tâm của Mỹ nhằm thay thế khí đốt của Nga bằng khí đốt từ Bắc Mỹ. Vấn đề là khí đốt của Mỹ sẽ không đủ để thay thế cho nguồn cung từ Nga. Quá trình chuyển từ nhiên liệu dạng khí sang dạng lỏng LNG sẽ tốn nhiều tỷ EUR, giữa lúc châu Âu đang chịu nỗi đau kinh tế khủng khiếp. Mỹ đang muốn thế chỗ Nga để độc chiếm thị trường EU”, Luft bình luận.

Nguy cơ tiềm ẩn đối với nước Mỹ

Theo ông Salameh, những chính sách năng lượng chống Nga của Mỹ là con giao hai lưỡi: “Nếu Nga ngừng dòng chảy khí đốt tới EU, Mỹ sẽ gặt hái lợi ích kinh tế trong ngắn hạn. Tuy nhiên, trong tương lai, Washington sẽ phải trả một cái giá địa chính trị khổng lồ khi trở nên chia rẽ với châu Âu”.

Theo ông Salameh, mặc dù Mỹ tin rằng EU càng yếu thì sẽ càng khó cưỡng lại áp lực chính trị từ bên ngoài, nhưng châu Âu “cuối cùng sẽ nhận thấy bộ mặt thật của Mỹ là một đế chế tham lam và độc địa, sẵn sàng chà đạp lên các thỏa thuận và đồng minh vì lợi ích của bản thân”.

Đồng thời, việc Nga ngừng xuất khẩu dầu có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế của Mỹ khi đẩy giá dầu lên mức cao ngất ngưởng, theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen.

Bà Yellen đã kêu gọi đồng minh cùng nhau áp giá trần với dầu Nga trong nhiều tháng. Bộ trưởng Yellen cho rằng giải pháp này vừa hạn chế thu nhập của Moscow, “vừa bảo vệ nền kinh tế toàn cầu khỏi cú sốc năng lượng”.

“Mỹ đang nhập khẩu hơn 9 triệu thùng dầu mỗi ngày”, ông Salameh giải thích, “Dầu lên giá sẽ khiến hóa đơn nhập khẩu năng lượng của Mỹ tăng cao, làm trầm trọng thâm hụt ngân sách và tăng thêm khối nợ trị giá 26.500 tỷ USD”, Tiến sĩ Salameh cho hay.

Mặt khác, các doanh nghiệp năng lượng của phương Tây không sẵn sàng để thế chỗ Nga nếu nguồn cung bị ngừng. Trong suốt nhiều năm, các chính trị gia phương Tây đã tuyên bố “thời kỳ của năng lượng hóa thạch đã kết thúc”, ông Luft nói. 

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Bộ trưởng Yellen đều khẳng định lại hướng đi này vào tuần trước.

Ông Luft cho rằng với những tín hiệu như vậy, chẳng có lý do gì thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư hàng tỷ USD để khi xung đột Ukraine kết thúc, nhiên liệu hóa thạch của họ sẽ không còn được chấp nhận.

Hơn nữa, ông cho rằng ý tưởng Mỹ hưởng lợi từ một cuộc suy thoái tại châu Âu thật lố bịch: “Châu Âu là đối tác thương mại hàng đầu của Washington và một cuộc suy thoái tại bên kia đại dương sẽ ngay lập tức ảnh hưởng tới Mỹ. Đồng USD mạnh hơn sẽ khiến xuất khẩu sang châu Âu kém cạnh tranh hơn, đi ngược lại với mục tiêu tái công nghiệp hóa của Mỹ”, ông Luft nói. “Đồng thời, một cuộc suy thoái tại châu Âu còn có thể tạo ra khủng hoảng nợ, buộc Mỹ phải can thiệp. Chẳng có gì tốt đẹp đến từ một cuộc suy thoái".

Tùng Lâm/theo Sputnik
Bạn đang đọc bài viết Mỹ hưởng lợi trước mắt, trả giá lâu dài nếu châu Âu suy thoái tại chuyên mục Tài chính quốc tế của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Nguy cơ suy thoái kép của Mỹ thách thức ông Joe Biden
Sự bất đồng của lưỡng đảng đối với gói kích thích kinh tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19 trở nên trầm trọng hơn ở Mỹ khiến suy thoái kinh tế trở thành hiểm họa lớn đối với nhiệm kỳ của Tổng thống đắc cử Joe Biden.