Ngành ngân hàng "sống khỏe" nhờ phí và bán lẻ

23/02/2020, 17:06

TCDN - Nhóm phân tích dữ liệu của Fiingroup cho biết, tăng trưởng lợi nhuận của 18 ngân hàng ở mức 29,3% năm 2019 nhờ thu nhập từ phí dịch vụ và tín dụng bán lẻ.

Theo Fiingroup, khối 18 ngân hàng chiếm 67,4% tổng dư nợ toàn ngành với mức tăng trưởng tín dụng 15,5%, cao hơn so với toàn ngành (13,5%). 18 Ngân hàng ngày cũng ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận sau thuế ở mức 29,3% năm 2019.

Tăng trưởng lợi nhuận của 18 ngân hàng ở mức 29,3% năm 2019 nhờ thu nhập từ phí dịch vụ và tín dụng bán lẻ.

Tăng trưởng lợi nhuận của 18 ngân hàng ở mức 29,3% năm 2019 nhờ thu nhập từ phí dịch vụ và tín dụng bán lẻ.

Fiingroup cho biết, mức tăng trưởng lợi nhuận chủ yếu đến từ cải thiện biên lãi ròng (NIM) ở mức 30 điểm cơ bản lên 3,4% từ mức 3,1% năm 2018.

Còn cải thiện NIM của các ngân hàng lại đến từ tăng trưởng tín dụng bán lẻ, bao gồm tài chính tiêu dùng ở một số ngân hàng thông qua công ty con như VPBank, HDBank, MBBank và gần đây là SHB.

Đối với hoạt động cho vay doanh nghiệp, tăng trưởng có xu hướng giảm và chỉ ở mức 7,8% năm 2018.

Đối với mảng tín dụng cá nhân, tăng trưởng tuy cũng có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức 23,3% năm 2018.

Đặc biệt, thu phí dịch vụ của các ngân hàng tăng trưởng rất mạnh ở mức 30,7% và sự cải thiện đến từ ba ngân hàng chính là VIB (144,6%), VPB (84,2%) và Tiên Phong Bank (58,6%).

Ba ngân hàng lớn có vốn nhà nước cũng đều tăng trưởng mạnh thu nhập về phí: Vietinbank (46,5%), VCB (26,6%) và BIDV (20,6%).

Các hoạt động khác bao gồm đầu tư/kinh doanh chứng khoán (chủ yếu là trái phiếu chính phủ), kinh doanh ngoại hối, vàng và thu nhập cổ tức tổng cộng chỉ tăng trưởng 5,4% trong năm 2019.

Cũng theo Fiingroup, ngành Ngân hàng về cơ bản đã xử lý xong nợ xấu từ giai đoạn khủng hoảng lần trước. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) của 18 ngân hàng niêm yết đã được kiểm soát xuống còn 2,82% (bao gồm cả dư nợ trái phiếu VAMC, số không bao gồm VAMC là 2,7%).

Fiingroup cho rằng, đây là tỷ lệ thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Hơn nữa, tính đến hết Q4-2019, chỉ còn 7/18 ngân hàng niêm yết chưa giải quyết xong trái phiếu VAMC với tổng dư nợ là hơn 6,3 nghìn tỷ đồng, trong đó Eximbank (EIB) chiếm 70%, tiếp đến là HDB và BAB lần lượt có tỷ lệ là 7,7% và 7,5%.

Theo nhận định của Fiingroup, đây là những tín hiệu đáng mừng cho toàn ngành Ngân hàng khi chất lượng tài sản đang ngày một tốt hơn. Tuy nhiên, để đánh giá chất lượng tài sản thì chúng ta cần xem thêm nhiều yếu tố khác như chất lượng của các danh mục đầu tư chứng khoán và trái phiếu.

Văn Thanh
Bạn đang đọc bài viết Ngành ngân hàng "sống khỏe" nhờ phí và bán lẻ tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Triển vọng ngành ngân hàng năm Canh Tý 2020
Năm 2019, ngành ngân hàng đã ghi dấu ấn quan trọng, nhiều ngân hàng thương mại đạt kết quả kinh doanh khả quan, lợi nhuận phá vỡ những dấu mốc kỷ lục, từng bước đạt chuẩn Basel 2 và xử lý nợ xấu cũng đã có nhiều bước tiến rõ rệt.
Hơn 4.000 nhân viên ngân hàng nghỉ việc năm qua
Trong khi nhiều ngân hàng đang gia tăng số lượng nhân viên, một số khác lại cắt giảm gần 1/5 lượng nhân sự của mình. Ước tính hàng nghìn nhân viên ngân hàng nghỉ việc năm qua.