NHNN giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 15% cho các ngân hàng trong 2024

03/01/2024, 07:38
báo nói -

TCDN - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành văn bản số 10167/NHNN-CSTT gửi các tổ chức tín dụng về kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2024 là 15% được giao cho các ngân hàng ngay đầu năm 2024.

Cụ thể, NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2024 khoảng 15% và linh hoạt điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

NHNN giao hết toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng 15% và yêu cầu tổ chức tín dụng kiểm soát tăng trưởng tín dụng năm 2024. Nguyên tắc tính chỉ tiêu tăng trưởng được quy định theo công thức cụ thể. 

Các ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh kiểm soát tăng trưởng tín dụng (bao gồm cả yếu tố điều chỉnh tỷ giá) đến cuối năm 2024 không vượt quá mức dư nợ tín dụng được nêu trên.

Các tổ chức tín dụng còn lại kiểm soát tăng trưởng tín dụng (bao gồm cả yếu tố điều chỉnh tỷ giá) không vượt quá mức dư nợ tín dụng nêu trên trong suốt cả năm 2024.

NHNN giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 15% cho các ngân hàng.

NHNN giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 15% cho các ngân hàng.

Dư nợ tín dụng để kiểm soát chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng bao gồm: cho vay; chiết khấu, tái chiết khấu các công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác; cho thuê tài chính; bao thanh toán; các khoản trả thay cá nhân, tổ chức trong trường hợp cá nhân, tổ chức được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ của mình khi đến hạn thanh toán; phát hành thẻ tín dụng; mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (không bao gồm trái phiếu Công ty TNHH Một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam); các nghiệp vụ cấp tín dụng khác được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện tăng trưởng tín dụng an toàn, phù hợp với năng lực quản trị rủi ro, tình hình thanh khoản và khả năng huy động vốn của tổ chức tín dụng, bảo đảm chất lượng tín dụng, sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả, hạn chế nợ xấu gia tăng và phát sinh, đảm bảo an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng.

Đồng thời, đơn vị này nghiêm cấm việc cấp tín dụng không đúng quy định pháp luật, không đúng đối tượng, việc cấp tín dụng cho ban lãnh đạo, ban điều hành và người có liên quan của tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái, doanh nghiệp sân sau... với lãi suất ưu đãi trong khi người dân, doanh nghiệp có nhu cầu chính đáng, hợp pháp lại gặp khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng.

Các ngân hàng phải tiếp tục duy trì ổn định mặt bằng lãi suất huy động và phấn đấu giảm lãi suất cho vay; thường xuyên rà soát để cắt, giảm thủ tục hành chính, đơn giản hóa quy trình và thủ tục cấp tín dụng, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tiếp cận tín dụng ngân hàng.

Một trong những yếu tố kích thích tăng tính dụng là tiếp tục duy trì nền lãi suất thấp trong năm 2024 và điều tiết ổn định tỷ giá với trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại khó khăn và cũng có giới hạn, sẽ khó phát huy hiệu quả nếu sức cầu yếu.

Cần tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần gia hạn Thông tư 02/2023 về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ; mở rộng đối tượng hỗ trợ lãi suất 2%... Việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế phải sử dụng kết hợp các chính sách khác như tài khóa.

Như Quỳnh
Bạn đang đọc bài viết NHNN giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 15% cho các ngân hàng trong 2024 tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

VCCI xuất bản cẩm nang chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa ra mắt “Cẩm nang chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng Việt Nam: Thực trạng và thành tựu”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ dự án "Hỗ trợ DNNVV nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ số và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2022-2026".
Ngân hàng “ồ ạt” mua lại trái phiếu trước hạn
Hàng loạt các ngân hàng như Vietcombank, OCB, LPBank đã mạnh tay chi hàng nghìn tỷ đồng để mua lại trái phiếu trước hạn. Có thể thấy, việc mua lại trái phiếu là một trong những cách giải quyết vấn đề giải ngân vốn đầu ra thấp, nhu cầu vay vốn trong nền kinh tế vẫn ì ạch hiện nay.