Nhóm ngân hàng "dậy sóng", nên đầu tư mã nào?

05/11/2019, 08:15

TCDN - Các cổ phiếu ngân hàng VCB, BID,ACB, MBB…đã giúp thị trường chứng khoán bứt phá mạnh trong phiên giao dịch đầu tháng 11.

Nhóm ngân hàng

Nhóm ngân hàng "dậy sóng", nên đầu tư mã nào?

Đóng cửa phiên giao dịch 4/11, chỉ số VN-Index tăng 6,84 điểm (0,67%) lên 1.022,43 điểm; HNX-Index tăng 0,8% lên 106,6 điểm và UPCom-Index tăng 0,65% lên 56,59 điểm.

Thanh khoản thị trường cải thiện mạnh với giá trị khớp lệnh 3 sàn đạt khoảng 4.600 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng 65 tỷ đồng trên toàn thị trường, tập trung vào các Bluechips như VCB, HCM, VRE, POW, VNM, VIC…

Các cổ phiếu ngân hàng ACB, BID, CTG, MBB, VCB… là động lực chính kéo thị trường tăng điểm. Trong đó, VCB, ACB, MBB là những cổ phiếu lớn vượt đỉnh đáng chú ý. VCB là cổ phiếu đóng vai trò quan trọng nhất giúp VN-Index tăng mạnh trong các phiên giao dịch đầu tháng 11. Chốt phiên 4/11, VCB tăng tới 3.200 đồng (tương đương 3,6%) lên 92.000 đồng/cổ phiếu. Với mức tăng này, VCB đã làm nên lịch sử với mức giá cao nhất kể từ khi niêm yết.

image004

Theo FPTS, trong các cổ nhóm ngành ngân hàng thì VCB, ACB, MBB có mức ROE hấp dẫn đến năm 2020. Tuy nhiên mức PB(x) hiện tại đã rất cao, VCB sẽ phù hợp với những nhà đầu tư lướt sóng và chấp nhận rủi ro. Còn ACB và MBB là cổ phiếu có mức ROE tương đương VCB nhưng mức tăng giá trên thị trường chưa tương xứng với mức độ tăng trưởng lợi nhuận. Vậy liệu có nên đầu tư vào ACB và MBB?

image006

Được biết, trong top ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm, Vietcombank vẫn là quán quân về lợi nhuận khi 9 tháng đầu năm nay ngân hàng hợp nhất lãi trước thuế 17.592 tỷ đồng tăng 50,6% so với cùng kỳ, đạt 85,8% kế hoạch năm 2019. Trong đó riêng ngân hàng mẹ đạt  17.250 tỷ đồng, tăng 51,9% so với cùng kỳ năm 2018 và đạt 85,4% kế hoạch năm 2019. Các chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROAA) và lợi nhuận trên vốn (ROAE) đạt tương ứng là 1,65% và 25,75%, tăng mạnh so với năm 2018 và cao hơn mặt bằng chung.

Bên cạnh đó, Báo cáo tài chính Hợp nhất quý 3/2019 của ACB ghi nhận lãi ròng 9 tháng đầu năm 2019 đạt 4.448 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ. Cụ thể, thu nhập lãi thuần trong 9 tháng của ngân hàng đạt 8.782 tỷ, tăng 18% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 31% đạt 1.410 tỷ. Đáng chú ý, chi phí dự phòng trong 9 tháng của ACB chỉ còn 162 tỷ, giảm tới 75% so với cùng kỳ năm ngoái. ACB tăng thu nhập dịch vụ bằng cách thúc đẩy nhiều hoạt động như giao dịch, thanh toán, bảo hiểm, bảo lãnh, môi giới chứng khoán và các hoạt động khác.

Còn MBB tăng trưởng huy động được kiểm soát tốt và CASA cao (33,0%) giúp duy trì chi phí huy động trung bình ở mức thấp. Từ quý 2/2018, tỷ lệ cho vay bán lẻ trong tổng danh mục cho vay của MBB đã tăng từ 34,4% lên 39,2% (tài chính tiêu dùng từ 1,3% lên 3,0%), giúp NIM mở rộng tích cực lên 4,73%. Thu nhập dịch vụ tăng trưởng mạnh và đóng góp nhiều hơn vào TNHĐ chủ yếu nhờ thu nhập từ hoạt động bảo hiểm tăng mạnh. Chất lượng tài sản của MBB được kiểm soát tốt, với tỷ lệ nợ xấu ổn định ở mức 1,3% và tỷ lệ dự phòng được giữ ở mức trên dưới 100%.

Hoàng Anh
Bạn đang đọc bài viết Nhóm ngân hàng "dậy sóng", nên đầu tư mã nào? tại chuyên mục Chứng khoán của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Mua cổ phiếu quỹ 'họ Vingroup' VHM, VRE có khả thi?
Kết thúc phiên giao dịch ngày 01/11/2019, cổ phiếu "họ Vingroup" đồng loạt tăng mạnh trước kế hoạch mua cổ phiếu quỹ. Trong đó VHM tăng trần 7%, VIC tăng 2,9%, VRE tăng 5,6%. Liệu kế hoạch mua cổ phiếu khủng của "họ Vingroup" có thực sự khả thi với tình hình tài chính, thanh khoản hiện nay?
10 cổ phiếu đáng chú ý trong tuần qua
Các doanh nghiệp bước vào mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý III/2019 cũng tác động khiến thị trường phân hóa rõ nét hơn. Cùng nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.