Những vụ phá sản lớn nhất trong giới công nghệ 10 năm qua
TCDN - Thập kỷ qua chứng kiến sự bùng nổ của ngành công nghệ nhưng nhiều công ty được đánh giá cao vẫn thất bại.
10 năm qua là thời kỳ có sự biến chuyển lớn trong làng công nghệ toàn cầu. Những thành tựu công nghệ gần như đã mang toàn bộ các lĩnh vực kinh doanh truyền thống lên trên nền tảng số. Sự bùng nổ của các thiết bị di động và mạng xã hội cũng đã căn bản làm thay đổi phương thức tương tác giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, 10 năm vừa qua cũng là quãng thời gian thương đau cho nhiều doanh nghiệp, khi họ không thể theo kịp những tay đổi như “vũ bão” trong lĩnh vực công nghệ.
Hàng chục các công ty có tiếng đã sụp đổ. Một vài trong số đó đã bị “lu mờ” khi không chú trọng đầu tư và áp dụng các công nghệ mới nhất, một số khác là những công ty công nghệ khởi nghiệp, "lò đốt" hàng triệu USD tiền của các nhà đầu tư.
Những công ty công nghệ và truyền thông nói trên giờ đây đã không còn tồn tại nữa, nhưng sự thất bại của họ có thể là những bài học đắt giá về việc nền kinh tế đã thay đổi với một tốc độ lớn như thế nào, và điều gì có thể sẽ xảy ra đối với những doanh nghiệp không thể theo kịp được cuộc đua đó.
Dưới đây là những doanh nghiệp nổi bật nhất, đã chính thức phá sản trong suốt thập kỷ vừa qua.
Palm được thành lập vào năm 1992 và từng là một trong những nhà sản xuất thiết bị cầm tay được tìm kiếm nhiều nhất trên Google. Năm 2000, Palm được định giá tới 53,3 tỷ USD. Tuy nhiên, một phần nào đó giống như Canon, Palm ngày càng mất giá khi xu hướng sử dụng điện thoại thông minh ngày càng phổ biến. Vào năm 2010, Palm bị mua lại bởi HP với giá 1,2 tỷ USD.
Vào đầu thế kỉ XXI, Compaq chiếm 20% doanh số bán máy tính cá nhân tại Mỹ và từng được định giá lên tới 40 tỷ USD vào năm 2000. Năm 2001, để cạnh tranh với IBM và Sun Microsystems khi doanh số máy tính giảm, HP đã mua lại Compaq với giá 25 tỷ USD. Tuy nhiên, các vấn đề về quản lý và thị trường máy tính biến động đã dẫn tới sự sụt giảm nghiêm trọng của hai công ty này. Tháng 5/2013, HP tuyên bố xóa bỏ nhãn hiệu HP Compaq và thương hiệu Compaq sẽ chỉ được sử dụng cho các sản phẩm cấp thấp.
Tháng 4/2012, Pebble tung ra chiến dịch Kickstarter huy động được hơn 10 triệu USD chỉ trong 1 tháng và biến nó thành chiến dịch huy động vốn thành công nhất từ trước đến nay ở trang web này. Thậm chí vào năm 2015, chủ sở hữu của Pebble còn từ chối đề nghị bán công ty với giá 740 triệu USD. Tuy nhiên, sau thời gian tăng vọt ban đầu, doanh số của Pebble giảm mạnh. Tháng 3/2016, Pebble phải sa thải 25% nhân viên. Tháng 12, đối thủ Fitbit trả 40 triệu USD để mua lại hãng này.
Vertu bắt đầu hoạt động vào năm 1998, là một phần của hãng điện thoại Phần Lan - Nokia và từng được định giá 297 triệu USD vào năm 2012. Thương hiệu Vertu nổi tiếng với việc dùng những công nhân lành nghề bậc nhất tại Anh để lắp ráp thiết bị. Những chiếc điện thoại của hãng sử dụng hàng loạt linh kiện quý hiếm, chất lượng gia công cực cao như da đà điểu, kim loại quý và kim cương. Tuy nhiên, do gặp khó khăn vì cạnh tranh với các thương hiệu smartphone lớn, ngày 13/7/2016, Vertu tuyên bố vỡ nợ, đóng cửa nhà máy và dừng sản xuất vì không thể trả khoản nợ 128 triệu bảng.
Theranos - công ty khởi nghiệp về lĩnh vực thử máu của ngôi sao thời ấy ở Thung lũng Silicon là Elizabeth Holmes - thu hút sự chú ý vào đầu thập niên 2000 và có lúc đạt giá trị thị trường tới 9 tỷ USD. Năm 2016, Trung tâm Dịch vụ Chăm sóc sức khỏe và Trợ cấp y tế Mỹ (CMS) kết luận xét nghiệm của Theranos có thể làm tổn thương các bệnh nhân. Sau nhiều vụ kiện tụng và cáo buộc, Theranos bị đóng cửa vào tháng 9/2018. Bộ Tư pháp Mỹ sau đó buộc tội Holmes và đối tác Sunny Balwani lừa đảo.
Đã từng có một thời các cửa hàng cho thuê băng đĩa như Blockbuster Video là một phần không thể thiếu cho các dự định cuối tuần. Năm 2000, Blockbuster thẳng thừng từ chối đề nghị chịu trách nhiệm mảng trực tuyến từ Netflix. Các dịch vụ video trực tuyến như Netflix hay những hệ thống cho thuê trên cơ sở ki ốt sau đó đã khiến mô hình cho thuê băng đĩa trở nên lỗi thời. Vào năm 2011, Blockbuster lâm cảnh phá sản còn Netflix phát triển mạnh, trở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng toàn cầu.
Ra mắt vào tháng 12/1995, AltaVista là một trong những công cụ tìm kiếm đầu tiên và lớn nhất thế giới thời điểm ấy. Tuy nhiên, Google sau đó đã xuất hiện và đánh bại hoàn toàn công cụ tìm kiếm này. Năm 2003, Overture mua lại AltaVista nhưng sau đó đến tháng 7/2003, Overture tiếp tục bị Yahoo mua lại với giá 1,7 tỷ USD. AltaVista chính thức bị đóng cửa vào tháng 7/2013 vì không thể cạnh tranh nổi cùng Google.
Jawbone là hãng công nghệ chuyên bán các thiết bị âm thanh di động được thành lập vào năm 1999 . Vào năm 2004, Jawbone được định giá lên tới 3,4 tỷ USD. Một trong những sản phẩm tiên tiến và nổi tiếng của công ty này là loa không dây Jambox, Big Jambox, tai nghe Jawbone Era và Icon Bluetooth. Jawbone sở hữu hơn 230 bằng sáng chế.
Tuy nhiên, do tụt hậu so với các đối thủ, tháng 7/2017, Jawbone tuyên bố đóng cửa và bắt đầu bán thanh lý tài sản để trả các món nợ trong quá trình kinh doanh không suôn sẻ.
email: [email protected], hotline: 086 508 6899