Phép thử cho thị trường chứng khoán
TCDN - Tâm lý nhà đầu tư sẽ thận trọng chờ đợi khi chứng khoán thế giới có nhiều sự kiện tác động, bên cạnh đó mùa báo có kết quả kinh doanh quý 1 sắp được công bố được dự báo không mấy tích cực cũng là phép thử cho thị trường đợt này.
Tâm lý... chờ phép thử tuần này
Theo phân tích của Chứng khoán MB, thị trường trong nước cũng thận trọng chờ đợi, khi dự báo không mấy tích cực cũng là phép thử cho thị trường đợt này. Điển hình thị trường giằng co trong biên độ hẹp suốt cả phiên hôm qua (12/4), dòng tiền phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu, áp lực chốt lời ở nhóm cổ phiếu chứng khoán, thép, trong khi đó các nhóm ngành như Bất động sản, điện, than lại thu hút được dòng tiền. Thanh khoản phiên này tăng nhẹ trong bối cảnh khối ngoại tăng cường bán ròng.
Thanh khoản thị trường duy trì ở mức khá. Cụ thể, VNINDEX giao dịch với giá trị 12.600 đồng, tăng nhẹ so với phiên trước. HNX giao dịch với giá trị 1.300 đồng, giảm so với phiên trước.
Khối ngoại bán ròng 338 tỷ đồng trên HOSE. Lực bán tập trung tại các cổ phiếu như: STB, KBC, HPG, SSI, VNM.. Ở chiều ngược lại: VHM, HDB, PNJ, NLG, HDC... là những cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trong phiên này.
Trong khi đó, các chứng chỉ quỹ ETFs lại ghi nhận diễn biến tiêu cực hơn đôi chút. Cụ thể, E1VFVN30 tham chiếu VN30 Index đóng cửa giảm 000%, FUEVFVND tham chiếu VN Diamond đóng cửa tăng 001% và FUESSVFL tham chiếu VN Finlead đóng cửa tăng 001%.
Tổng khối lượng giao dịch ETFs trên thị trường tăng -006% so với phiên liền trước, đạt hơn 003 triệu chứng chỉ quỹ được khớp lệnh trong phiên, tương đương tổng giá trị khoảng 066 tỷ đồng. Trong đó thanh khoản tập trung chủ yếu ở E1VFVN30 (14.794 tỷ đồng) và FUEVFVND (49.344 tỷ đồng).
Thị trường giằng co trong biên độ hẹp suốt cả phiên, dòng tiền phân hóa tích cực giữa các nhóm ngành. Về kỹ thuật, thị trường tiếp tục xuất hiện một cây nến thân nhỏ, đóng cửa quanh mốc tham chiếu - thể hiện sự giằng co giữa bên mua và bên bán. VNINDEX đang có xu hướng tái tích lũy sau nhịp điều chỉnh ngắn hạn, mục tiêu giá hướng đến trong phiên tới là 1076 điểm.
Tuần này, chứng khoán thế giới có nhiều sự kiện tác động, ảnh hưởng đến cuộc họp chính sách của Fed vào tháng 5. Tâm lý nhà đầu tư sẽ thận trọng chờ đợi, bên cạnh đó mùa báo có kết quả kinh doanh quý 1 sắp được công bố được dự báo không mấy tích cực cũng là phép thử cho thị trường đợt này.
Đủ công cụ để giải quyết tình trạng bất ổn
Sau hàng loạt bất ổn trong hệ thống ngân hàng tháng 3 vừa qua, nhà đầu tư ngày càng tin tưởng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất trong nửa cuối năm 2023 để ngăn ngừa suy thoái kinh tế nghiêm trọng.
Những lo ngại về suy thoái đang tăng lên khi nhà đầu tư cho rằng các biến động lớn trong ngành ngân hàng sau sự sụp đổ củaSilicon Valley Bank và Signature Bank sẽ làm cho tín dụng bị thắt chặt và gây tổn hại tới tăng trưởng. Giao dịch trên thị trường tiền tệ tương lai cho thấy nhà đầu tư đang đặt cược rằng Fed sẽ giảm lãi suất từ khoảng 4,75 – 5% hiện nay xuống còn khoảng 4,3% vào cuối năm.
Theo Reuters, những dự đoán kiểu này đã đẩy lợi suất trái phiếu đi xuống, hỗ trợ các cổ phiếu công nghệ siêu lớn và cổ phiếu tăng trưởng có ảnh hưởng lớn tới các chỉ số chứng khoán. Tính từ đầu năm đến nay, chỉ số S&P 500 đã tăng 6,9%, chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Compositevượt trội với mức tăng 15,5%.
Các dự đoán về khả năng Fed bớt thắt chặt chính sách tiền tệ đã hỗ trợ đắc lực cho nhóm cổ phiếu công nghệ và tăng trưởng vì lợi nhuận tương lai của nhóm doanh nghiệp này bị chiết khấu ít hơn khi lãi suất giảm. Chỉ số phụ ngành công nghệ của S&P 500 đã tăng 6,7% kể từ đáy hôm 8/3, gấp hơn hai lần chỉ số chung trong cùng khoảng thời gian. Một số nhà đầu tư đang kỳ vọng rằng Fed sẽ có hành động hỗ trợ nếu thị trường cổ phiếu suy giảm quá sâu, mặc dù ngân hàng trung ương Mỹ không có nghĩa vụ duy trì giá các loại tài sản tài chính.
Trong một kịch bản, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các điều kiện cấp vốn của ngành ngân hàng sẽ ngày càng thắt chặt và qua đó làm thu hẹp quy mô cho vay. Ở trường hợp này, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2023 từ 2,8% xuống còn 2,5%. Sự ổn định của hệ thống tài chính đã thu hút sự chú ý của công chúng trong những tháng gần đây, sau sự sụp đổ của một số ngân hàng khu vực tại Mỹ, thương vụ thâu tóm Credit Suisse của UBS và tình trạng hỗn loạn trên thị trường trái phiếu Anh hồi mùa thu năm ngoái.
Ông Gourinchas, Kinh tế trưởng IMF cho rằng cuộc tranh luận của các ngân hàng trung ương đã chuyển từ vấn đề tăng trưởng đối đầu lạm phát, sang ổn định tài chính đối đầu lạm phát. Các ngân hàng trung ương và cơ quan tài chính đã cho thấy họ có đủ công cụ để giải quyết tình trạng bất ổn. Ông đề cập đến việc các cơ quan quản lý của Mỹ đã đứng ra bảo đảm tất cả tiền gửi cho khách hàng của Silicon Valley Bank hay việc Ngân hàng Trung ương Anh mua vào trái phiếu.
Dù vậy, tuần này, chứng khoán thế giới có nhiều sự kiện tác động, ảnh hưởng đến cuộc họp chính sách của Fed vào tháng 5. Từ đó, tâm lý nhà đầu tư sẽ thận trọng chờ đợi cả bối cảnh trong nước và quốc tế là phép thử cho thị trường đợt này.
email: [email protected], hotline: 086 508 6899