SAP Việt Nam: 3 yếu tố then chốt giúp Việt Nam phát huy sức mạnh Cách mạng công nghiệp 4.0

03/10/2019, 16:05

TCDN - Theo SAP Việt Nam, để duy trì tốc độ tăng trưởng hiện tại, Việt Nam cần tập trung vào ba trụ cột chính là Chính sách, Con người và Nền tảng.

Phát biểu tại Hội nghị Cấp cao về Công nghiệp 4.0, đại diện của SAP đã khẳng định cam kết hỗ trợ Việt Nam trở thành cường quốc Kinh tế số và Công nghiệp 4.0.

Trong 30 năm vừa qua, kinh tế Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kỷ lục,với tỷ lệ tăng trưởng GDP trung bình là 6,6%/năm. Theo dự báo của PwC, đến năm 2050, Việt Nam có thể nằm trong Top 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới và Top 10 ở châu Á. “Với dân số trẻ, tốc độ tăng trưởng cao và vị trí địa lý lý tưởng, ở ngay trung tâm các nền kinh tế tăng trưởng cao tại châu Á, Việt Nam đang dần khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế số mới”, bà Rachel Barger, Giám đốc điều hành SAP châu Á - Thái Bình Dương cho biết. Theo bà, để duy trì tốc độ tăng trưởng hiện tại, Việt Nam cần tập trung vào ba trụ cột chính là Chính sách, Con người và Nền tảng.

Ba trụ cột của Việt Nam trong kỷ nguyên số (Digital Vietnam)

Đó là Chính sách, Con người và Nền tảng. Theo đại diện của SAP, công nghệ số được dự đoán sẽ mang đến sức mạnh cho Việt Nam trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp 4.0. Ba trụ cột chính - Chính sách, Con người và Nền tảng sẽ là 3 yếu tố cần thiết giúp thúc đẩy sự thành công của Việt nam trong kỷ nguyên số.

Bà Rachel Barger, Giám đốc điều hành SAP Châu Á - TBD chia sẻ với báo chí

Bà Rachel Barger, Giám đốc điều hành SAP Châu Á - TBD chia sẻ với báo chí

Theo bà Rachel Barger, hành trình chuyển đổi số sẽ được đẩy mạnh đáng kể nếu có các chính sách khuyến khích áp dụng công nghệ cũng như thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp và start-up địa phương. Những chính sách này bao gồm tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, xây dựng năng lực trong lĩnh vực ICT, khuyến khích các start up về kỹ thuật số và quan trọng nhất là cải cách hệ thống giáo dục để sẵn sàng cho CMCN 4.0. “Chúng tôi rất mừng khi thấy chính phủ Việt Nam đã có tầm nhìn rất cụ thể về các công nghệ 4.0, bao gồm các mục tiêu chuyển đổi rõ ràng, với mục đích đạt được 50% doanh nghiệp hoạt động trên nền tảng số vào năm 2025", bà Rachel cho biết.

Về vấn đề con người, nhân lực, SAP đã phối hợp với quỹ ASEAN tổ chức cuộc thi “Khám phá khoa học số ASEAN”, với mục đích đẩy mạnh cá hoạt động của sinh viên đại học trong khối ASEAN. Kể từ khi thành lập vào năm 2017, SAP đã hỗ trợ đào tạo gần 1.000 giảng viên và 9.000 sinh viên từ 230 trường đại học và cao đẳng trong khu vực với các kỹ năng phân tích dữ liệu trên nền tảng SAP Analytics Cloud. Chương trình Liên minh Đại học SAP SAP đã giới thiệu các công nghệ tiên tiến tới 1,7 triệu sinh viên tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tại Việt Nam, SAP đã đào tạo 1.360 sinh viên tại 6 trường đại học về công nghệ SAP và SAP đang nỗ lực mở rộng mạng lưới này.

Trụ côt thứ 3 là Nền tảng, bao gồm các công nghệ thông minh giúp phát triển nền kinh tế số. Điều này đòi hỏi các tổ chức Việt Nam ứng dụng những chiến lược và quy trình hiện đại, được vận hành bởi một bộ giải pháp công nghệ thông minh, để trở thành một doanh nghiệp thông minh. Nền tảng Công nghệ Doanh nghiệp SAP - bao gồm SAP HANA, nền tảng Đám mây SAP (SAP Cloud Platform) và SAP Leonardo - mang đến một nền tảng hợp nhất, giúp biến các dữ liệu trải nghiệm (dữ liệu X) và dữ liệu vận hành (dữ liệu O) thành hành động. Nền tảng Công nghệ Doanh nghiệp SAP cung cấp các tính năng năng tự động hóa cao, bao gồm việc xây dựng các mô hình máy học (machine learning) nhằm cải thiện các quy trình doanh nghiệp. 

Tiếp sức cho nền kinh tế số Việt Nam với các giải pháp doanh nghiệp thông minh

Đại diện của SAP chia sẻ, hiện có 500 khách hàng Việt Nam hoạt động trên nhiều lĩnh vực đã và đang trong hành trình chuyển đổi kỹ thuật số để trở thành Doanh nghiệp thông minh sử dụng các giải pháp SAP. Hãng hàng không quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines là một ví dụ.

Vietnam Airlines vừa mới triển khai chương trình khách hàng giải pháp SAP Qualtrics Customers nhằm nâng cao trải nghiệm của 22 triệu hành khách mỗi năm. Nền tảng quản lý trải nghiệm mới giúp Vietnam Airlines nắm bắt và phản hồi những ý kiến của khách hàng trong thời gian thực, qua đó tạo dựng nên sự khác biệt so với các hãng hàng không khác. Theo ông Trưởng ban dịch vu hành khách Vietnam Airlines, sáng kiến này đã giúp hãng giảm đáng kể thời gian thu thập và phản hồi ý kiến khách hàng.

Bà Josephin Galla, TGĐ SAP Việt Nam

Bà Josephin Galla, TGĐ SAP Việt Nam

Bà Josephin Galla, Tổng Giám đốc điều hành của SAP Việt Nam cho biết: “Các doanh nghiệp Việt Nam hiểu được tầm nhìn Doanh nghiệp thông minh vàkhả năng cung cấp trải nghiệm khách hàng vượt trội quan trọng như thế nào trong việc duy trì tăng trưởng bền vững. Chúng tôi rất vui được đồng hành với các doanh nghiệp Việt Nam để giúp họ chuyển đổi thành doanh nghiệp thông minh và gặt hái nhiều thành công nền kinh tế kỹ thuật số”.

SAP là Công ty Trải nghiệm được vận hành trên nền tảng Doanh nghiệp Thông minh, và cũng là doanh nghiệp hàng đầu về các phần mềm ứng dụng trong doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô và các ngành công nghiêp hoạt động hiệu quả hơn. 77% doanh thu giao dịch trên thế giới được xử lý thông qua một hệ thống SAP. Những công nghệ máy học, Internet vạn vật (IoT) và công nghệ phân tích chuyên sâu của SAP giúp khách hàng chúng tôi trở thành các doanh nghiệp thông minh. SAP mang đến những phân tích chuyên sâu về doanh nghiệp, giúp thúc đẩy sự hợp tác và đơn giản hóa công nghệ cho doanh nghiệp, giúp họ sử dụng phần mềm của chúng tôi theo cách của họ mà không gặp phải bất kỳ gián đoạn nào. Những giải pháp và dịch vụ trọn gói cho phép hơn 437,000 khách hàng doanh nghiệp và chính phủ kinh doanh có lãi, thích nghi liên tục và phát triển bền vững. 

Lê Khôi
Bạn đang đọc bài viết SAP Việt Nam: 3 yếu tố then chốt giúp Việt Nam phát huy sức mạnh Cách mạng công nghiệp 4.0 tại chuyên mục Tin tức của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan