Sau 6 phiên trượt dài, VN-Index đảo chiều tăng 9 điểm

22/04/2022, 18:29

TCDN - Sau 6 phiên giảm mạnh liên tiếp, thị trường đã hồi phục khá mạnh ngay khi mở cửa phiên giao dịch cuối tuần, tuy nhiên, thị trường không phục hồi trên diện rộng mà chủ yếu là tích cực ở nhóm vốn hóa lớn. Phiên 22/4, chỉ số VN-Index tăng 9,02 điểm, tương đương 0,66%, lên 1.379,23 điểm.

Phiên giao dịch ngày 22/4, đã chấm dứt chuỗi 6 phiên giảm liên tiếp của thị trường chứng khoán. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 834,4 triệu đơn vị, giá trị 24.790,24 tỷ đồng, tăng nhẹ 2,94% về khối lượng và 4,22% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 34,66 triệu đơn vị, giá trị 1.798 tỷ đồng.

VN-Index tăng 9 điểm sau 6 phiên giảm liên tiếp.

VN-Index tăng 9 điểm sau 6 phiên giảm liên tiếp.

Cụ thể, chỉ số VN30-Index tăng tới 1,22%, trong khi đó, chỉ số VNMID-Index (đại diện cổ phiếu vốn hóa vừa) giảm 0,72% và chỉ số VNSML-Index (đại diện cổ phiếu vốn hóa nhỏ) giảm tới 2,07%.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng giao dịch khả quan, VCB tăng tới 4,85% và là cổ phiếu tác động tích cực nhất tới VN-Index, VPB tăng 3,66%, TCB tăng 1,15%, CTG tăng 1,38%, ACB tăng 2,54%, VIB tăng 1,19%, STB tăng 4,16%, SHB tăng 1,23%, EIB tăng 3,56%, OCB tăng 2,13%, LPB tăng 2,45%... 

Trong khi đó, trái ngược với nhóm ngân hàng, cổ phiếu chứng khoán đi xuống khi VND giảm 2,16%, VCI giảm 0,89%, HCM giảm 2,14%, FTS giảm 3,09%, VIX giảm 1,29%... Song song, cổ phiếu bảo hiểm cũng điều chỉnh mạnh khi BVH giảm tới 5,26%, BMI giảm 1,87%, BIC giảm 4,14%, BSI giảm 0,62%, MIG giảm 1,32%.

Với nhóm cổ phiếu bất động sản, các ông lớn như VIC, VHM, NVL, BCM, VRE, PDR, KDH đều hiển thị sắc xanh với mức tăng lần lượt là 0,26%, 1,09%, 1,12%, 3,42%, 1,31%, 2,37% và 2,08%.

Ở nhóm vốn hóa nhỏ hơn, DXG, FLC, QCG gây bất ngờ khi tăng kịch trần; trong khi PC1, HDC, CTD, NBB, NHA lại giảm kịch sàn.

Có sự phân hoá hơn cả là nhóm cổ phiếu sản xuất. Mặc dù nhiều cổ phiếu lớn ghi nhận sắc xanh như HPG, MSN, VNM, SAB nhưng rất nhiều cổ phiếu giảm mạnh như GVR giảm 3,28%, DGC giảm 3,64%; DPM, VHC, DCM, PHR, MSH, FMC, IDI, ANV, GIL, PTB... đều giảm kịch biên độ.

Cổ phiếu năng lượng, hàng không và bán lẻ phân hóa khi GAS tăng kịch trần, PGV tăng 3,18%, POW tăng 0,38% nhưng PLX giảm 0,4%; VJC tăng 1,25% còn HVN giảm 1,79%; MWG tăng 0,19% nhưng PNJ lại giảm 3,36% còn FRT thì giảm kịch sàn.

Toàn sàn HoSE có 202 mã tăng giá, 43 mã đứng giá tham chiếu và 256 mã giảm giá. Thanh khoản khớp lệnh vẫn ở mức trung bình, đạt 22.992 tỷ đồng.

Chốt phiên, sàn HNX có 127 mã tăng và 109 mã giảm, HNX-Index giảm 7,49 điểm (-2,04%), xuống 359,12 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 113,52 triệu đơn vị, giá trị hơn 2.441 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 6,82 triệu đơn vị, giá trị gần 250,7 tỷ đồng.

Trên UPCoM, lực cầu gia tăng đã giúp thị trường ngừng rơi và thu hẹp đà giảm đáng kể. Chốt phiên, với 221 mã tăng và 219 mã giảm (70 mã giảm sàn), UpCoM-Index giảm 0,74 điểm (-0,7%), xuống 104,15 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 88,14 triệu đơn vị, giá trị 1.142,38 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 5,7 triệu đơn vị, giá trị 155,77 tỷ đồng.

Trên thị trường phái sinh, có 3 hợp đồng tương lai giảm và 1 hợp đồng tương lai tăng. Trong đó, VN30F2204 đáo hạn gần nhất giảm 5 điểm (-0,3%) xuống 1.445 điểm, với khối lượng khớp hơn 226.790 đơn vị, khối lượng mở hơn 21.410 đơn vị.

Trên thị trường chứng quyền, sắc đỏ cũng bao trùm, trong đó CVHM2111 dẫn đầu thanh khoản thị trường, đạt 2,43 triệu đơn vị và kết phiên giảm 33,3% xuống 20 đồng/CQ.

Tiếp theo là CSTB2110 khớp 2,23 triệu đơn vị và kết phiên cũng giảm 33,3% xuống 20 đồng/CQ.

PV
Bạn đang đọc bài viết Sau 6 phiên trượt dài, VN-Index đảo chiều tăng 9 điểm tại chuyên mục Chứng khoán của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan