SCIC: 7 ngày thoái vốn 3 công ty

08/12/2020, 14:13

TCDN - Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo đấu giá tại 3 công ty trực thuộc SCIS gồm: Công ty Cổ phần Thuốc ung thư Benovas; Công ty Cổ phần Traenco; CTCP Công trình giao thông Bình Thuận.

Theo đó, Công ty Cổ phần Thuốc ung thư Benovas do Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) sở hữu.

SCIC: 7 ngày thoái vốn 3 công ty

SCIC: 7 ngày thoái vốn 3 công ty

SCIC chào bán toàn bộ 2,9 triệu cổ phiếu, tương đương 29% vốn sở hữu tại Benovas với giá 11.300 đồng/cổ phiếu. Nếu phiên đấu giá thành công, SCIC sẽ thu về tối thiểu 33 tỉ đồng. Phiên đấu giá dự kiến diễn ra vào ngày 29/12/2020. Nhà đầu tư đăng ký và nộp tiền đặt cọc từ 7-23/12/2020.

Benovas là dự án thuốc ung thư đầu tiên ở Việt Nam. Công ty được thành lập tháng 3/2017, vốn điều lệ 100 tỉ đồng. Trong đó, CTCP Dược phẩm Cửu Long (HOSE: DCL) góp 55% vốn.

Ông Nguyễn Văn Sang - Chủ tịch HĐQT của DCL cũng là người đại diện pháp luật tại Benovas. Ngoài ra, DCL còn đang sở hữu 2 công ty con cũng mang nhãn hiệu Benovas gồm CTCP Dược phẩm Benovas và CTCP Thiết bị Y tế Benovas.

SCIC cũng thông báo bán đấu giá công khai trọn lô 321.638 cổ phần Công ty Cổ phần Traenco (UPCOM: TEC), tương ứng tỉ lệ 19% vốn, phiên đấu giá sẽ diễn ra vào ngày 24/12.

SCIC đang là cổ đông lớn nhất tại TEC với tỉ lệ sở hữu 19% vốn. Tiếp theo là Chủ tịch HĐQT Bùi Hồng Quân sở hữu 17% vốn của TEC.

Trên thị trường, thị giá cổ phiếu TEC chỉ quanh mức 7.000 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu không có thanh khoản và gần như đi ngang kể từ khi niêm yết ngày 24/4/2017.

Tiền thân của TEC là doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Giao thông Vận tải, thành lập ngày 26/1/2006 với vốn điều lệ hơn 16,6 tỉ đồng. Quy mô vốn của TEC không thay đổi từ đó đến nay. Công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, đào tạo nghề, xây lắp và kinh doanh vật tư hàng hóa.

Về kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2020, TEC ghi nhận doanh thu thuần hơn 32 tỉ đồng và lãi sau thuế đạt 1,8 tỉ đồng. Tại ngày 30/6/2020, tổng tài sản của TEC đạt hơn 173,7 tỉ đồng.

Tiếp đó, ngày 30/12/2020, SCIC sẽ đấu giá 1.9 triệu cổ phần mà mình đang nắm giữ tại CTCP Công trình giao thông Bình Thuận trên HNX.

Số cổ phần trên tương đương 92% vốn điều lệ của Công trình giao thông Bình Thuận.

Giá khởi điểm là 20.600 đồng/cổ phiếu. Hình thức đấu giá trọn lô và đặt cọc 10% dựa trên mức giá khởi điểm.

Như vậy, nhà đầu tư sẽ phải đặt cọc 3,9 tỉ đồng để được tham gia đấu giá. Tạm tính theo mức giá khởi điểm, nếu phiên đấu giá thành công, SCIC có thể thu về tối thiểu 39 tỉ đồng.

PV
Bạn đang đọc bài viết SCIC: 7 ngày thoái vốn 3 công ty tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Chuyển 2 doanh nghiệp thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về SCIC
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa tổ chức Lễ ký Biên bản bàn giao quyền đại diện chủ hữu vốn Nhà nước tại Công ty Cổ phần nhân lực quốc tế (SOVILACO) và Công ty cổ phần cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (SONA) về Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).