Thêm một cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà bị phạt
TCDN - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán bà Trần Đa Linh - cổ đông lớn của Công ty cổ phần Quốc tế Sơn Hà với số tiền 70 triệu đồng.
Ngày 27/12/2021, UBCKNN ban hành Quyết định số 910/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với bà Trần Đa Linh (Địa chỉ: Phòng 104 Nhà A11, Tập thể Học viện Quốc Phòng, Tổ 33 Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Hà Nội), cụ thể:
Phạt tiền 70.000.000 đồng (Bảy mươi triệu đồng) theo quy định tại khoản Khoản 3 Điều 5, Điểm a Khoản 4 và Khoản 6 Điều 33 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán do không công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch.
Theo đó, ngày 20/12/2018, bà Trần Đa Linh mua 336.140 cổ phiếu Công ty cổ phần Quốc tế Sơn Hà (mã chứng khoán: SHI) dẫn đến số lượng cổ phiếu sở hữu tăng từ 4.052.771 cổ phiếu lên đến 4.388.911 cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sở hữu tăng từ 4,76% lên đến 5,16% và trở thành cổ đông lớn của Công ty cổ phần Quốc tế Sơn Hà. Ngày 01/3/2019, bà Trần Đa Linh bán 966.370 cổ phiếu SHI dẫn đến số lượng cổ phiếu sở hữu giảm xuống còn 3.600.331 cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu là 4,23% và không còn là cổ đông lớn của Công ty cổ phần Quốc tế Sơn Hà.
Tuy nhiên, bà Trần Đa Linh không công bố thông tin khi sở hữu 5% trở lên số cổ phiếu đang lưu hành có quyền biểu quyết của công ty đại chúng và khi không còn là cổ đông lớn; Ngày 08/4/2020, bà Trần Đa Linh mua 261.310 cổ phiếu SHI làm tăng khối lượng (tỷ lệ) sở hữu từ 4.082.920 cổ phiếu SHI (4,71%) lên 4.344.230 cổ phiếu SHI (5%) và trở thành cổ đông lớn của Công ty cổ phần Quốc tế Sơn Hà. Tuy nhiên, đến ngày 29/5/2020, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh mới nhận được công bố thông tin của bà Trần Đa Linh.
Trước đó, ngày 22/12/2021, UBCKNN cũng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán đối với ông Đinh Văn Quân - một cổ đông lớn của CTCP Quốc tế Sơn Hà số tiền lên tới 90 triệu đồng, vì không công bố thông tin khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng và khi không còn là cổ đông lớn và không báo cáo khi có thay đổi về số lượng cổ phiếu sở hữu vượt quá các ngưỡng 1% số lượng cổ phiếu.
Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà tiền thân là Công ty TNHH Cơ Kim khí Sơn Hà, được thành lập từ năm 1998. Công ty được biết đến là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành với lĩnh vực cốt lõi gồm sản phẩm dân dụng và công nghiệp, nước sạch, năng lượng tái tạo...
Năm 2021, Sơn Hà đặt mục tiêu đạt 6.000 tỷ đồng doanh thu và gần 100 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, kết thúc quý 1 SHI đã hoàn thành gần 25% kế hoạch doanh thu và 40,5% chỉ tiêu lợi nhuận.
Đáng chú ý, lãi cơ bản trên cổ phiếu của SHI đạt mức kỷ lục là 353 đồng/cổ phiếu so với cùng kỳ năm ngoái chỉ đạt 1.18 đồng/cổ phiếu.
BCTC hợp nhất quý 1/2021 của SHI cho thấy, tỷ lệ đòn bẩy tài chính liên tục tăng khi nợ phải trả ở ngưỡng 3.042 tỷ đồng, gấp 2,2 lần vốn chủ sở hữu là 1.360 tỷ đồng. Trong đó, doanh nghiệp đang vay gần 2.026 tỷ đồng ngắn hạn ngân hàng. Cụ thể:
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đang là chủ nợ lớn nhất với 1.310 tỷ đồng.Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) khoảng 161 tỷ đồngNgân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) khoảng 162 tỷ đồngNgân hàng TMCP Quân đội (MB) hơn 143 tỷ đồngNgoài ra, nợ thuê tài chính đến hạn trả cũng lên đến hơn 17 tỷ đồng, trái phiếu thường dài hạn cũng đến hạn phải trả cũng gần 22 tỷ đồng.
Điều này góp phần đẩy lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm hơn 131 tỷ đồng, trong khi đó cùng kỳ năm 2020 đạt 103 tỷ đồng. Ngoài ra, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ cũng âm gần 86 tỷ đồng trong khi năm 2020 chỉ âm 17 tỷ đồng.
Về bức tranh tài chính của Sơn Hà, tổng nguồn vốn tính đến cuối tháng 3/2021 là 4.402 tỷ đồng, trong đó, vốn vay chiếm đến hơn 3.000 tỷ đồng, còn hơn 1.359 tỷ đồng là vốn chủ sở hữu. Trong cơ cấu nợ, nợ ngắn hạn chiếm đến 2.811 tỷ đồng, chủ yếu là vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn; nợ dài hạn 231 tỷ đồng, chủ yếu là vay nợ thuê tài chính dài hạn. Nguồn vốn kinh doanh của Sơn Hà chủ yếu là vốn đi vay ngân hàng.
Lật lại quá khứ, năm 2016 BCTC của Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA): công ty đạt doanh thu 296 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 53,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, dòng tiền HĐKD trong năm của ITA lại âm tới 897,6 tỷ đồng, chủ yếu là tăng tại khoản mục hàng tồn kho là 169 tỷ đồng và giảm các khoản phải trả 830 tỷ đồng.
Biến động hàng tồn kho và các khoản phải trả cũng là nguyên nhân chính khiến dòng tiền hoạt động kinh doanh của ITA âm gần 1.400 tỷ đồng trong năm 2015, âm 857 tỷ đồng trong năm 2014 và âm 267 tỷ đồng trong năm 2013 dù trong những năm này, doanh thu, lợi nhuận liên tục tăng trưởng.
Tiếp đến, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2021 của SHI, nợ phải trả của Công ty tăng mạnh lên trên 3.949 tỷ đồng, so với trên 3.182 tỷ đồng hồi đầu năm 2021. Trong đó, nợ ngắn hạn tăng khá mạnh từ trên 2.968 tỷ đồng, lên trên 3.447 tỷ đồng; nợ dài hạn cũng tăng từ trên 213 tỷ đồng lên trên 501 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế quý III/2021 của SHI giảm mạnh, đạt 4,97 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2020 đạt 38,78 tỷ đồng. Tuy nhiên, lũy kế 9 tháng đầu năm, Công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt hơn 86 tỷ đồng, tăng 7,85% so với cùng kỳ.
Theo báo cáo tài chính riêng, quý III/2021, SHI đã ghi nhận doanh thu thuần xấp xỉ 1.385 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 37%; tuy nhiên lợi nhuận sau thuế chỉ hơn 1 tỷ đồng, giảm mạnh tới 91,33% so với cùng kỳ năm ngoái đạt 13,38 tỷ đồng.
Trong văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM giải trình về số liệu báo cáo tài chính tổng hợp (báo cáo tài chính riêng công ty mẹ) quý III/2021, SHI đưa ra một số lý do khiến lợi nhuận quý III/2021 giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, doanh thu thuần quý III/2021 tăng trưởng 37,1% đến từ việc đẩy mạnh bán hàng trong nước và xuất khẩu; tuy nhiên, giá vốn tăng 44,54% do giá nguyên vật liệu tăng, nên lợi nhuận gộp giảm 55,9% xuống còn 32,98 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, doanh thu tài chính tăng 96,06% chủ yếu từ lãi tiền gửi và lợi nhuận từ công ty con; chi phí tài chính giảm 6,54%; chi phí bán hàng giảm 7,55%; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 25,33% do chi phí tiền lương cho cán bộ, nhân viên tái cấu trúc và ảnh hưởng từ dịch Covid-19….
email: [email protected], hotline: 086 508 6899