Thị trường nông sản Mỹ tuần qua: Biến động trái chiều

25/11/2019, 09:22

TCDN - Tuần qua, trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT, Mỹ), giá các loại nông sản biến động trái chiều bởi nhiều yếu tố chi phối.

Nông dân thu hoạch đậu tương tại bang Iowa, Mỹ. Ảnh: EPA-EFE/TTXVN

Nông dân thu hoạch đậu tương tại bang Iowa, Mỹ. Ảnh: EPA-EFE/TTXVN

Yếu tố chi phối thị trường nông sản tuần qua là bất ổn liên quan tới các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung và các nhà xuất khẩu nông sản Nam Mỹ ngày càng đối mặt nhiều thách thức. 

Cụ thể, giá đậu tương giao tháng 1/2020 giảm 2,31% xuống 8,97 USD/bushel. Giá ngô giao tháng 3/2020 giảm 0,59% xuống 3,785 USD/bushel.

Giá lúa mỳ giao tháng 3/2020 tăng 2,52% lên 5,1875 USD/bushel. (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg, 1 bushel ngô = 25,4 kg)

Các nhà giao nông sản dõi theo sát sao diễn biến các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Do triển vọng hai bên đạt một thỏa thuận thương mại còn chưa chắc chắn, giá đậu tương một lần nữa rơi xuống dưới ngưỡng 9 USD/bushel trong phiên giao dịch cuối tuần qua, giảm giá lần đầu tiên kể từ phiên 27/9.

Đồng USD mạnh lên khiến đậu tương Mỹ trở nên kém cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế. Chỉ số đồng bạc xanh tăng vượt mức 98,2 trong tuần qua.

Trong khi đó, đồng nội tệ real của Brazil rơi chạm mức thấp nhất lịch sử so với đồng USD trong tuần qua khiến đậu tương Brazil rẻ hơn, làm tăng tính cạnh tranh của mặt hàng này. Brazil hiện là nước xuất khẩu đậu tương lớn nhất thế giới, kế đến là Mỹ và Argentina.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong một báo cáo mới đây cho biết 52% diện tích trồng lúa mỳ vụ Đông của Mỹ trong tình trạng tốt hoặc xuất sắc, so với mức 54% cùng kỳ vụ trước và mức trung bình 56% trong 5 năm qua./.

Theo THX

Bạn đang đọc bài viết Thị trường nông sản Mỹ tuần qua: Biến động trái chiều tại chuyên mục Tài chính quốc tế của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Chuyển dịch cơ cấu  kinh tế nông nghiệp Việt Nam
Bộ NN&PTNT cho biết 5 năm qua, cơ cấu nội ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế, phù hợp với nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Từng chuyên ngành, lĩnh vực, những sản phẩm có lợi thế và thị trường thuận lợi hơn về nhiều mặt.