TTC Land: Kinh doanh lao dốc, dùng nhiều bất động sản để vay tài chính

23/04/2024, 11:10
báo nói -

TCDN - Lợi nhuận sau thuế năm 2023 của TTC Land giảm 72,5 % so với năm 2022, cho nên để bổ sung nguồn vốn lưu động phục vụ hoạt động kinh doanh đơn vị này đang dùng nhiều tài sản gắn liền với các dự án làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay tại các ngân hàng thương mại.

Kinh doanh lao dốc

Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 của TTC Land cho thấy, lợi nhuận sau thuế của công ty này giảm đến 72,5 % so với năm 2022, chỉ đạt hơn 15,4 tỷ đồng giảm hơn 40 tỷ đồng so với năm 2022.

Screen Shot 2024-04-22 at 3.06.57 PM

Tính tới ngày 31/12/2023, tổng tài sản của TTC Land tăng 9,7% so với đầu năm, từ 9.691 tỷ đồng lên 10.631 tỷ đồng. Trong đó, hàng tồn kho ghi nhận hơn 3.663 tỷ đồng, chiếm 34,5% tổng tài sản. Các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận hơn 3.569 tỷ đồng, chiếm 33,6% tổng tài sản. Các khoản phải thu dài hạn ghi nhân hơn 902 tỷ đồng, chiếm 8,5% tổng tài sản. Bất động sản đầu tư ghi nhận hơn 857 tỷ đồng, chiếm 8,1% tổng tài sản…

Trong khi đó, hàng tồn kho tăng 32%, từ hơn 2.776 tỷ đồng đầu năm lên hơn 3.663 tỷ đồng cuối năm 2023, việc tăng hàng tồn kho chủ yếu liên quan đến hàng hóa bất động sản từ hơn 92,5 tỷ đồng lên hơn 865 tỷ đồng

Bên cạnh đó, năm 2023 TTC Land còn ghi nhận dòng tiền sử dụng vào hoạt động kinh doanh âm lớn hơn 1.585 tỷ đồng, trong khi đó năm 2022 chỉ ghi nhận âm hơn 630 tỷ đồng.

Trái ngược với dòng tiền sử dụng vào hoạt động kinh doanh âm lớn thì dòng tiền đầu tư ghi nhận dương hơn 495 tỷ đồng và dòng tiền tài chính ghi nhận dương 1.083,9 tỷ đồng, đây là điều đương nhiên khi công ty này đang dùng tài sản thế chấp để vay tài chính.

Dùng bất động sản và tài sản của bên thứ ba để vay tài chính

Tính đến cuối năm 2023, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn của TTC Land tăng 56,8% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 1.084,5 tỷ đồng, lên 2.993,8 tỷ đồng và bằng 58,4% vốn chủ sở hữu.

Để có thêm nguồn vốn lưu động phục vụ hoạt động kinh doanh TTC Land đã dùng các tài sản là bất động sản, tài sản của bên thứ ba... để thế chấp vay ngân hàng

Để có thêm nguồn vốn lưu động phục vụ hoạt động kinh doanh TTC Land đã dùng các tài sản là bất động sản, tài sản của bên thứ ba... để thế chấp vay ngân hàng

Theo đó, để bổ sung vốn lưu động TTC Land đã dùng các tài sản là bất động sản để vay tài chính ngắn hạn tại các ngân hàng thương mại để vay tổng số tiền hơn 304 tỷ đồng, cụ thể:

Tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, TTC Land đã dùng tiền gửi có kỳ hạn và quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại quận Tân Phú, Tp.HCM và quyền sử dụng đất và nhà kho kết hợp nhà xưởng trên đất tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An thuộc sở hữu của bên thứ ba, với số tiền hơn 260 tỷ đồng.

Tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần phát triển Tp.HCM, TTC Land đã dùng thửa đất tại Quận 7, Tp.HCM thuộc sở hữu của bên thứ ba và một số cổ phần thuộc sở hữu của bên thứ ba để vay số tiền gần 30 tỷ đồng.

Tại Ngân hàng Thương mại Nam Á, TTC Land đã dùng tiền gửi có kỳ hạn và toàn bộ tài sản gắn liền với đất của dự án Khu phức hợp văn phòng thương mại dịch vụ tại quận Bình Thạnh, Tp.HCM và quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng cho thuê mặt bằng dự án và một số cổ phần thuộc sở hữu của bên thứ ba, để vay số tiền hơn 10 tỷ đồng.

Tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông, TTC Land đã dùng tiền gửi có kỳ hạn để vay số tiền 4 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, để tài trợ cho các dự án của tập toàn TTC Land đã vay dài hạn tại một số ngân hàng thương mại với tổng số tiền hơn 1.900 tỷ đồng, cụ thể:

Tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông, TTC Land đã dùng tiền gửi có kỳ hạn và quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng thuê đất tại dự án Trung tâm thương mại TTC Plaza Đức Trọng, và một số cổ phần thuộc sở hữu của bên thứ ba. Quyền và tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán công trình xây dựng thuộc dự án tại Tp.Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang để vay số tiền hơn 1300 tỷ đồng.

Tại Ngân hàng Thương mại Nam Á, TTC Land đã dùng tiền gửi có kỳ hạn và toàn bộ tài sản gắn liền với đất của dự án khu phức hợp văn phòng thương mại dịch vụ tại quận Bình Thạnh, Tp.HCM và quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng cho thuê mặt bằng dự án. Một số cổ phần thuộc sở hữu của bên thứ ba và quyền và lợi ích được hưởng từ việc bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án tại quận 5, Tp.HCM để vay số tiền hơn 453 tỷ đồng.

Tại ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình, TTC Land đã dùng quyền sủ dụng đất và tài sản phát trinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc dự án tại Tp.Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang để vay số tiền 110 tỷ đồng.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng, TTC Land đã dùng tiền gửi có kỳ hạn, quyền phát sinh từ hợp đồng thuê dài hạn tầng thương mại sự án tại quận 7, Tp.HCM và quyền tài sản phát sinh từ dự án tại quận 7, Tp.HCM để vay số tiền 37,5 tỷ đồng.

Thanh Quang
Bạn đang đọc bài viết TTC Land: Kinh doanh lao dốc, dùng nhiều bất động sản để vay tài chính tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Quý 1/2023, TTC Land thoát lỗ nhờ doanh thu tài chính
Trong quý 1/2023, CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land) hầu như không ghi nhận doanh thu từ hoạt động cốt lõi, lợi nhuận gộp không đủ trả chi phí tài chính, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Tuy vậy, TTC Land thoát lỗ nhờ doanh thu tài chính lên đến 65,15 tỷ đồng.