Vì sao giải ngân vốn đầu tư công 2 tháng đầu năm "có cải thiện"?

19/03/2020, 20:55

TCDN - Đại diện Vụ Đầu tư - Bộ Tài chính vừa chính thức thông tin một số kết quả giải ngân vốn đầu tư công với một số kết quả "đáng mừng".

Trong tổng số hơn 34.749 tỷ đồng vốn đã giải ngân, vốn trong nước giải ngân đạt hơn 33.625 tỷ đồng; vốn nước ngoài đạt hơn 1.124 tỷ đồng.

Trong tổng số hơn 34.749 tỷ đồng vốn đã giải ngân, vốn trong nước giải ngân đạt hơn 33.625 tỷ đồng; vốn nước ngoài đạt hơn 1.124 tỷ đồng.

Phó Vụ trưởng Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) Lê Tuấn Anh cho biết, 2 tháng đầu năm 2020, giải ngân vốn đầu tư công đã tăng gần gấp hai lần so với cùng kỳ năm 2019 cả về tiến độ và mức thực hiện trong khi cùng kỳ năm ngoái đạt 3,89% kế hoạch Quốc hội giao và đạt 4,52% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Cụ thể, ước giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 của các bộ, ngành, địa phương đến hết ngày 29/2 là hơn 34.749 tỷ đồng, đạt 7,38% kế hoạch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao.

Trong tổng số hơn 34.749 tỷ đồng vốn đã giải ngân, vốn trong nước giải ngân đạt hơn 33.625 tỷ đồng; vốn nước ngoài đạt hơn 1.124 tỷ đồng.

Cụ thể, các bộ, ngành Trung ương giải ngân đạt hơn 5.892 tỷ đồng, đạt 5,46% kế hoạch, cao hơn so với cùng kỳ năm 2019 (chỉ đạt 1,21% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). Đối với các địa phương, giải ngân đạt hơn 28.857 tỷ đồng, đạt 7,96% kế hoạch, trong khi đó, cùng kỳ đạt hơn 5% kế hoạch vốn.

Nhiều cơ quan, đơn vị tỷ lệ giải ngân vốn đạt cao như: Ngân hàng Phát triển Việt Nam đạt hơn 31%, Hội Nông dân Việt Nam (hơn 13%), Bộ Quốc phòng (14,4%), Bộ Y tế (hơn 11%); Thanh tra Chính phủ (hơn 10%).

Về phía các địa phương, nhiều địa phương giải ngân vốn đạt cao là: Ninh Bình đạt hơn 38%), Nam Định (hơn 24%), Lạng Sơn (hơn 23%), Kon Tum (14%), Lào Cai (gần 13%), Phú Thọ và Bắc Ninh (hơn 12%)… Đến thời điểm này, dù có địa phương tỷ lệ giải ngân vốn còn thấp hơn mức bình quân chung của cả nước, nhưng hầu hết các địa phương đều đã có lượng vốn được giải ngân.

Ông Lê Tuấn Anh cũng cho biết, mặc dù tiến độ giải ngân vốn 2 tháng đầu năm có tiến bộ lớn so với cùng kỳ năm 2019, nhưng vẫn còn thấp so với kế hoạch do trong 2 tháng đầu năm hầu hết các bộ, ngành địa phương đang tập trung giải ngân kế hoạch vốn năm 2019 còn lại và triển khai phân bổ kế hoạch, nhập dự toán chi cho các dự án được bố trí kế hoạch.

Theo đại diện Bộ Tài chính, nguyên nhân khiến giải ngân vốn có tiến bộ là do các bộ, ngành, địa phương đã sớm phân bổ kế hoạch vốn.

Ngoài ra, Luật Đầu tư công (sửa đổi) có hiệu lực từ năm 2020 phân cấp triệt để quy trình thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thẩm định cũng được cho là một trong những nguyên nhân khiến việc phân bổ, giải ngân vốn được cải thiện những tháng đầu năm nay.

Hiện Bộ Tài chính đang chủ động tổng hợp kết quả giải ngân vốn đầu tư công 3 tháng đầu năm 2020, bao gồm kế hoạch vốn năm 2019 kéo dài sang năm 2020 để chuẩn bị cho Hội nghị trực tuyến toàn quốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 dự kiến diễn ra vào cuối tháng 4/2020.

La Giang
Bạn đang đọc bài viết Vì sao giải ngân vốn đầu tư công 2 tháng đầu năm "có cải thiện"? tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 34.000 tỷ đồng trong hai tháng đầu năm 
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước giải ngân kế hoạch vốn đầu tư năm 2020 của các Bộ, ngành, địa phương đến hết ngày 29/2/2020 là 34.749,939 tỷ đồng, đạt 7,38% kế hoạch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ đạt 3,89% kế hoạch Quốc hội giao và đạt 4,52% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).
Sáu nhóm giải pháp đẩy nhanh giải ngân đầu tư công
Chính phủ yêu cầu tăng cường kỷ luật, kỷ cương; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, của công chức và đạo đức công vụ; tăng cường công tác phối hợp theo dõi, kiểm tra, thanh tra và thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công.