16 ngân hàng giảm lãi suất có đúng cam kết?

10/02/2022, 14:56

TCDN - Theo Ngân hàng Nhà nước, lũy kế từ 15/7 đến cuối năm 2021 của 16 ngân hàng giảm lãi suất với số tiền là 21.244 tỷ đồng, đạt 105,13% so với cam kết.

Cụ thể, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) vẫn là ngân hàng đứng đầu về giảm lãi suất với 5.512 tỷ đồng với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là gần 1,41 triệu tỷ đồng cho gần 3,5 triệu khách hàng.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) giảm 4.635 tỷ đồng với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là trên 1,35 triệu tỷ đồng cho 269.664 khách hàng.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) giảm lãi suất cho khách hàng là 4.128 tỷ đồng với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là gần 1,46 triệu tỷ đồng cho 452.746 khách hàng.

giam-lai-suat-16ng

Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) đã giảm 2.259 tỷ đồng, với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là gần 2,3 triệu tỷ đồng cho 967.697 khách hàng.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) giảm 203 tỷ đồng, với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 150.566 tỷ đồng cho 93.975 khách hàng.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB), tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 640 tỷ đồng với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 136.484 tỷ đồng cho 104.464 khách hàng.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng đã giảm 605 tỷ đồng với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 214.312 tỷ đồng cho 274.518 khách hàng.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương (Techcombank) đã giảm cho khách hàng là 539 tỷ đồng với với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 96.445 tỷ đồng cho 2.396 khách hàng.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (SHB) đã giảm cho khách hàng là 389 tỷ đồng với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 144.697 tỷ đồng cho 41.670 khách hàng.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín (Sacombank) đã giảm cho khách hàng là 453 tỷ đồng với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 117.102 tỷ đồng cho 67.457 khách hàng.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) đã giảm cho khách hàng là 302 tỷ đồng với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 53.350 tỷ đồng cho 18.835 khách hàng.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeABank) giảm 287 tỷ đồng với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 79.237 tỷ đồng cho 58.552 khách hàng.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank) đã giảm cho khách hàng là 246 tỷ đồng với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 49.121 tỷ đồng cho 32.697 khách hàng.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải (MSB) đã giảm 185 tỷ đồng, với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 55.080 tỷ đồng cho 4.233 khách hàng.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) đã giảm cho 158 tỷ đồng với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 50.289 tỷ đồng cho 12.236 khách hàng.

 Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế (VIB) giảm 47 tỷ đồng với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 11.134 tỷ đồng cho 8.966 khách hàng.

Trước đó, Hiệp hội Ngân hàng đã tổ chức 16 ngân hàng thương mại họp và tự nguyện thống nhất cam kết các giải pháp hỗ trợ nền kinh tế, với nguồn lãi vay sẽ được cắt giảm khoảng 20.300 tỷ từ nay đến cuối năm, tuỳ quy mô ngân hàng.

Bảo An
Bạn đang đọc bài viết 16 ngân hàng giảm lãi suất có đúng cam kết? tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan