2 tháng đầu năm 2020: Cổ phần hóa, thoái vốn tại 7 doanh nghiệp

11/03/2020, 08:53

TCDN - Trong 02 tháng đầu năm 2020, Bộ Tài chính nhận được báo cáo cổ phần hóa của 03 đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh Hậu Giang; báo cáo thoái vốn của 04 doanh nghiệp với tổng giá trị là 79 tỷ đồng, thu về 220,6 tỷ đồng.

Tổng công ty Cà phê (Vinacafe) trong danh sách thực hiện cổ phần hóa năm 2020

Tổng công ty Cà phê (Vinacafe) trong danh sách thực hiện cổ phần hóa năm 2020

Bộ Tài chính cho biết, số tiền thu từ cổ phần hóa thoái vốn chuyển về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp trong 02 tháng đầu năm 2020 là 227 tỷ đồng.

Để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế, khung khổ pháp lý về tổ chức quản lý và hoạt độngcủa DNNN và doanh nghiệp có vốn nhà nước về cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp theo chỉ đạo, phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 02/10/2017, Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020, Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 23/9/2019 và Chỉ thịsố 01/CT-TTg ngày 05/01/2019.

Theo Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020, có 93 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020. Trong đó, nhà nước sẽ nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên đối với 4 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, bao gồm Agribank, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam – Công ty mẹ (Vinacomin-TKV), Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood I) và Công ty TNHH một thành viên Khoáng sản.

Có 62 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa mà nhà nước giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ. Nổi bật như Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng công ty Cà phê, Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem), Tổng công ty Vận tải Hà Nội, Tổng công ty Đầu tư và phát triển hạ tầng đô thị (UCID)…

Còn lại 27 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa sẽ do nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống hoặc không nắm giữ cổ phần, bao gồm Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD), Tổng công ty Giấy Việt Nam, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC)…

Nguyễn Duy Long
Bạn đang đọc bài viết 2 tháng đầu năm 2020: Cổ phần hóa, thoái vốn tại 7 doanh nghiệp tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Thoái vốn và CPH DNNN: Có tiếp tục lùi?
Do tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thoái vốn và cổ phần hóa giai đoạn 2017-2020 đang ở mức thấp, nên áp lực về khối lượng công việc năm 2020 sẽ rất lớn. Đây là lý do khiến giới đầu tư kỳ vọng về những thương vụ thoái vốn và CPH của các DNNN lớn, nhưng liệu có diễn ra suôn sẻ trong năm 2020?
Quý 1/2020 sẽ có Nghị định mới về cổ phần hóa
Để tiến trình cổ phần hóa đúng theo tiến độ, Bộ Tài chính đã nghiên cứu xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2007 hướng dẫn cổ phần hóa doanh nghiệp để xử lý những vướng mắc về đất đai cho các doanh nghiệp khi thực hiện cổ phần hóa.