Cần chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

23/12/2024, 13:47

TCDN - Năm 2024, ngành nông nghiệp ghi nhận kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản ước đạt 62,4 tỷ USD, tăng 18,5% so với năm trước, trong khi giá trị xuất siêu đạt mức kỷ lục 18,6 tỷ USD, tăng tới 53,1%.

Tổng hội Nông nghiệp & Phát triển nông thôn thông tin năm 2024, dù đối mặt với nhiều thách thức, ngành nông nghiệp vẫn ghi nhận thành tựu ấn tượng. Kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản ước đạt 62,4 tỷ USD, tăng 18,5% so với năm trước, trong khi giá trị xuất siêu đạt mức kỷ lục 18,6 tỷ USD, tăng tới 53,1%.

Hiện nay, cả nước có khoảng trên 50.000 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, con số khiêm tốn trong tổng số 900.000 doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước. Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới động lực vốn tín dụng ngân hàng, bởi thiếu yếu tố này chuỗi liên kết chắc chắn không thể thành công.

Trong Chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam, các ngân hàng dẫn dắt như VietinBank đã luôn chủ động, tích cực đáp ứng vốn phát triển nông nghiệp, thiết kế rất nhiều sản phẩm đặc thù dành cho khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Trong Chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam, các ngân hàng dẫn dắt như VietinBank đã luôn chủ động, tích cực đáp ứng vốn phát triển nông nghiệp, thiết kế rất nhiều sản phẩm đặc thù dành cho khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Để phát triển và tạo các chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững, nguồn vốn tín dụng cũng như các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng là một trong những yếu tố có vai trò rất quan trọng, đặc biệt đối với lĩnh vực có tính chất mùa vụ và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như ngành nông nghiệp. Khi dòng vốn tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời sẽ góp phần gia tăng đầu tư cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật cũng như hệ thống phân phối, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, qua đó nâng cao giá trị nông sản Việt Nam.

Liên quan vấn đề này, Viện trưởng Viện Quản trị Chính sách, Nghiên cứu trưởng Chuỗi Chiến lược Dữ liệu quốc gia Lê Nguyễn Thiên Nga cho biết, việc tiếp cận để tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp nông nghiệp còn gặp nhiều vướng mắc như: Quy hoạch vùng nguyên liệu còn thiếu ổn định, quá trình tích tụ đất nông nghiệp diễn ra chậm; bài toán tín dụng vẫn chưa tìm được lời giải thỏa đáng.

Mặt khác, nguồn giống cây trồng và vật nuôi phụ thuộc nặng nề vào nhập khẩu, trong khi các viện nghiên cứu trong nước chưa phát huy hiệu quả trong chuyển giao công nghệ. Thị trường tiêu thụ sản phẩm hiện cũng tồn tại nhiều bất ổn. Chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp và các nhà phân phối chưa chặt chẽ; thách thức lớn đến từ chất lượng nguồn nhân lực. Các chính sách ưu đãi về đầu tư công nghệ trong nông nghiệp chưa đủ mạnh...

Trong Chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam, các ngân hàng dẫn dắt như VietinBank đã luôn chủ động, tích cực đáp ứng vốn phát triển nông nghiệp, thiết kế rất nhiều sản phẩm đặc thù dành cho khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Các ngân hàng đã chủ động xây dựng các chính sách, sản phẩm để tạo cơ chế linh hoạt trong việc tài trợ phát triển bền vững trong các lĩnh vực như: Năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, quản lý nước bền vững, nông nghiệp xanh, lâm nghiệp bền vững, xử lý chất thải và chống ô nhiễm.

Chiến lược dữ liệu Quốc gia đã thu nhận những ý kiến của các chủ thể đóng góp quan trong cho nền nông nghiệp quốc gia để đưa ra các khuyến nghị Chính sách phù hợp.

Mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường theo Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trên cơ sở kết nối đồng bộ các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, doanh nghiệp, tạo nền tảng tinh gọn bộ máy, cải cách thủ tục hành chính thực chất, phát triển kinh tế số tạo động lực mới cho tăng trưởng; thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong mọi ngành, lĩnh vực, tạo ra các mô hình kinh doanh mới. Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn và điện toán đám mây đang dần trở thành những công cụ sản xuất quan trọng trong nhiều ngành, lĩnh vực.Kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng số, đang được đầu tư phát triển mạnh mẽ. Mạng lưới viễn thông và internet băng thông rộng phủ sóng rộng khắp cả nước, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số.

Hoàng Nhung
Bạn đang đọc bài viết Cần chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tại chuyên mục Thị trường của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Xuất khẩu vào thị trường châu Âu: Thúc đẩy nền nông nghiệp hữu cơ an toàn thích ứng với quy định mới
Từ năm 2025, các quốc gia sẽ phải điều chỉnh và tích hợp các hoạt động thương mại hữu cơ để duy trì quyền tiếp cận, xuất khẩu sản phẩm vào thị trường châu Âu (EU). Điều này cũng phù hợp với xu hướng thúc đẩy nền nông nghiệp hữu cơ an toàn và chuyển đổi nông nghiệp sinh thái của Việt Nam.
Ngành Nông nghiệp tiếp tục chuẩn bị thích ứng, lựa chọn công cụ thúc đẩy truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng
Trước thông tin Nghị viện châu Âu (EC) đã bỏ phiếu thông qua đề xuất hoãn thực thi EUDR (Quy định chống phá rừng của EU), ngành Nông nghiệp tiếp tục chuẩn bị và thích ứng với các yêu cầu của quy định này, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc xây dựng các chuỗi cung ứng an toàn, bền vững.