Chính phủ tìm cách gỡ khó cho xi măng và vật liệu xây dựng

14/06/2024, 21:04
báo nói -

TCDN - Doanh thu giảm, sản phẩm không bán được, nhiều nhà máy ngừng sản xuất,... khiến cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng vô cùng khó khăn.

Chính phủ vừa có công văn hỏa tốc đến Bộ Xây dựng về việc tổ chức “Hội nghị về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng”.

Theo đó, cuộc họp dự kiến được tổ chức vào lúc 8h ngày 15/6 tại Hà Nội. Hội nghị do lãnh đạo Chính phủ chủ trì với sự tham gia của một số bộ ngành: Xây dựng, Giao thông, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, các doanh nghiệp sản xuất xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng để tìm giải pháp ổn định sản xuất.

các doanh nghiệp sản xuất xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng vô cùng khó khăn.

các doanh nghiệp sản xuất xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng vô cùng khó khăn.

Trong báo cáo gửi tới Thủ tướng về tình hình ngành xi măng Việt Nam năm 2023 mới đây, Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết cả nước hiện có 61 nhà máy xi măng đang hoạt động với tổng công suất thiết kế 117 triệu tấn/năm, năng lực sản xuất thực tế có thể đạt trên 130 triệu tấn/năm.

Nhiều doanh nghiệp xi măng đã phải chuyển hướng tăng xuất khẩu xi măng để duy trì sản xuất, năm 2021 lượng xuất khẩu xi măng và clinker đạt khoảng 45 triệu tấn.

Hiệp hội Xi măng cho rằng nếu không tìm đường xuất khẩu thì nhiều doanh nghiệp sản xuất xi măng gặp khó, đối mặt nguy cơ phá sản.

Năm 2023, tổng công suất của ngành xi măng cả nước chỉ đạt khoảng 87 triệu tấn xi măng, clinker, trong đó tiêu thụ nội địa khoảng 56 triệu tấn, xuất khẩu 31 triệu tấn. Lượng tiêu thụ xi măng, clinker trong nước chỉ bằng 84%, xuất khẩu bằng 99% so với năm 2022.

Để gỡ khó cho sản xuất xi măng, Hiệp hội Xi măng Việt Nam kiến nghị Thủ tướng và các bộ ngành tăng tiêu thụ xi măng nội địa thông qua việc khuyến khích sử dụng xi măng làm cao tốc, cầu cạn ở những vùng có địa hình đất yếu như Đồng bằng sông Cửu Long, một số khu vực tại miền Trung, miền núi.

Đẩy mạnh việc gia cố nền đường bằng xi măng - đất thay thế cho công nghệ truyền thống đắp nền cao tốc bằng đất, cát hiện nay để tăng tuổi thọ công trình.

Hiệp hội cũng kiến nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội bãi bỏ thuế xuất khẩu với clinker, xi măng, trước mắt khi chưa bãi bỏ thì giữ nguyên mức thuế suất xuất khẩu 5% với clinker.

Đồng thời chỉ đạo các ngân hàng giãn nợ, giảm lãi suất cho doanh nghiệp xi măng, ưu tiên doanh nghiệp xi măng được vay vốn lưu động, không khuyến khích đầu tư FDI vào ngành xi măng vì doanh nghiệp trong nước đã làm chủ được công nghệ.

Năm 2023, tiêu thụ xi măng chỉ đạt khoảng 87 triệu tấn, trong đó tiêu thụ xi măng nội địa đạt 56,6 triệu tấn, xuất khẩu 31,2 triệu tấn. Lượng tiêu thụ nội địa năm 2023 chỉ bằng 84% năm 2022, lượng xuất khẩu xi măng năm 2023 bằng 99% năm 2022. Tính sơ bộ, lượng xi măng sản xuất ra còn dư so với lượng đã tiêu thụ năm ngoái khoảng 30 triệu tấn.

An Tú
Bạn đang đọc bài viết Chính phủ tìm cách gỡ khó cho xi măng và vật liệu xây dựng tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Xi măng Long Sơn chất lượng tạo niềm tin
Có mặt tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước để lan tỏa sự phát triển và sẻ chia cùng cộng đồng, Công ty TNHH Long Sơn đã cho thấy những bước đi vững chắc của một doanh nghiệp đang vươn mình mạnh mẽ.