Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cảng biển

25/12/2023, 10:42
báo nói -

TCDN - Trong bối cảnh thị trường thế giới đầy biến động, kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn kéo theo tổng cầu thế giới sụt giảm, sức ép với ngành logistics trong việc tối ưu hóa để cạnh tranh, giành được đơn hàng càng trở nên gay gắt hơn.

Do đó, cần phát triển dịch vụ logistics, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cảng biển để tạo thuận lợi cho vận tải hàng hoá, mở rộng xuất khẩu.

Tại diễn đàn Logistics với khu vực châu Âu – châu Mỹ năm 2023 do Bộ Công Thương tổ chức tại Tp.HCM, diễn ra hôm 21/12, các diễn giả cho rằng, cần phát triển dịch vụ logistics, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cảng biển để tạo thuận lợi cho vận tải hàng hoá, mở rộng xuất khẩu.

Các diễn giả đã nhận diện các cơ hội cũng như thách thức mới và đưa ra khuyến nghị về các vấn đề thực tiễn mà doanh nghiệp xuất khẩu sang khu vực thị trường Âu – Mỹ, đặc biệt là Hoa Kỳ và EU thường gặp.

Ông Trương Nguyên Linh, Phó Tổng giám đốc cảng container quốc tế Việt Nam, chia sẻ: “Với vị thế cảng container đầu tiên của Việt Nam, cùng 30 năm khai thác cảng này, đơn vị luôn chú trọng cải tiến cơ sở hạ tầng tại cảng; tiếp cận được công nghệ hiện đại từ tập đoàn mẹ, thay đổi hệ thống điều hành để tăng năng suất xếp dỡ, giảm chi phí dịch vụ; đồng thời, chuyển dần những thiết bị sử dụng dầu diesel sang dùng điện để đáp ứng yêu cầu cảng biển xanh.

Hiện nay, các dịch vụ hỗ trợ tại cảng tương đối đồng bộ, cảng đã kết nối với dịch vụ hải quan tự động, cơ quan Hải quan luôn sẵn sàng hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp làm thủ tục qua cảng”.

Cảng Quốc tế Long An với diện tích 147 ha là mắt xích quan trọng trong chuỗi giao thương hàng hóa khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Cảng Quốc tế Long An với diện tích 147 ha là mắt xích quan trọng trong chuỗi giao thương hàng hóa khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Tại diễn đàn, ông Võ Quốc Huy, Chủ tịch Hội đồng quản trị cảng Quốc tế Long An cho biết: “Cảng Quốc tế Long An với diện tích 147 ha, nằm liền kề khu công nghiệp, dịch vụ công nghiệp và khu Đô thị, hình thành nên một khu liên hợp dịch vụ cảng biển, đóng vai trò mắt xích quan trọng trong chuỗi giao thương hàng hóa khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long”.

Theo đó, nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua việc tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cảng biển, giữa tháng 11/2023, cảng Quốc tế Long An và cảng Long Beach (Hoa Kỳ) đã ký kết Ý định thư thiết lập quan hệ. “Sự kiện này mở ra cơ hội hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý, vận hành cảng và kết nối thị trường nhằm nâng cao sản lượng hàng hóa trung chuyển, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững; góp phần thúc đẩy thương mại toàn cầu và khám phá các cơ hội tăng trưởng giữa hai cảng biển trọng điểm trong khu vực xuyên Thái Bình Dương”, ông Huy thông tin thêm.

Mặt khác, ông Joel Perner, Giám đốc phát triển kinh tế, Phòng phát triển kinh doanh cảng Long Beach, thương mại điện tử Hoa Kỳ ước tăng mạnh lên mức 925,40 tỷ USD vào năm 2023, được thúc đẩy bởi sự gia tăng dân số, gồm cả nhập cư và đô thị hóa, kéo theo nhu cầu lớn đối với dịch vụ logistics chặng cuối. Số lượng người dùng thương mại điện tử ở Hoa Kỳ dự kiến sẽ đạt 289,9 triệu vào năm 2027 so với mức 264,5 triệu vào năm 2021.

Hiện, Mỹ có công suất kho lạnh lớn nhất thế giới, với 156 triệu mét khối và dự báo sẽ tăng trưởng trung bình kép CARG là 4,45% trong giai đoạn 2023-2029. Các tiềm năng của lĩnh vực dược phẩm đang thúc đẩy nhu cầu đối với dịch vụ lưu trữ lạnh.

Theo Bộ Công Thương, đối với khu vực thị trường đầy hứa hẹn này, các giải pháp logistics đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì tính bền vững, nâng cao tính chống chịu của chuỗi cung ứng, cũng như nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, mở ra cánh cửa mới cho nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, Bộ Công Thương cho biết, trong bối cảnh thị trường thế giới đầy biến động, tổng cầu thế giới sụt giảm, sức ép đối với ngành logistics trong việc tối ưu hoá để cạnh tranh, giành được đơn hàng trở nên gay gắt hơn.

Ngoài sức ép cạnh tranh về dịch vụ, các tiêu chuẩn mới của quốc tế về môi trường cũng đặt các doanh nghiệp dịch vụ logistics trước yêu cầu đổi mới, đòi hỏi doanh nghiệp logistics phải chủ động đầu tư, chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh theo hướng “xanh hóa”, nâng cao khả năng cạnh tranh, bảo đảm phát triển bền vững.

Thời gian qua, ngành logistics Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể; đến nay đã có gần 35.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics; trong đó, có khoảng 5.000 doanh nghiệp chuyên nghiệp. Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới công bố năm 2023, Việt Nam đứng thứ 43 bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả logistics và thuộc nhóm 5 nước dẫn đầu ASEAN.

Thanh Thanh
Bạn đang đọc bài viết Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cảng biển tại chuyên mục Thị trường của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Việt Nam - Trung Quốc ký kết 36 văn kiện hợp tác
36 văn bản thỏa thuận hợp tác đã được các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương ký kết trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.
Việt Nam - Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư bền vững và sâu sắc hơn
Tại cuộc Hội đàm, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhất trí tăng cường hợp tác quốc phòng - an ninh thực chất hơn, trở thành một trong những trụ cột của quan hệ song phương; đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư bền vững và sâu sắc hơn…