Doanh nghiệp nội địa dẫn đầu thị phần thương mại điện tử tại Việt Nam

18/03/2020, 09:38

TCDN - Ba công ty thương mại điện tử (TMĐT) nội địa là Tiki, Sendo và Thế Giới Di Động đã  lần lượt đổi chỗ cho nhau trong bảng xếp hạng Top 5 tại Việt Nam, và cũng nằm trong top 10 website TMĐT được truy cập nhiều nhất Đông Nam Á năm 2019.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Công bố mới đây của công ty TMĐT iPrice cho thấy, website của hai gã khổng lồ Lazada, Shopee chỉ chiếm chưa tới 35% thị phần ở Việt Nam. Trong khi đó, thị trường ở Malaysia, Thái Lan, Phillipines, Singapore chiếm tới 80-90% lượng truy cập toàn. Như vậy, hai ông lớn chiếm vị thế áp đảo tại các nước trong khu vực nhưng lại vấp phải sự kháng cự khốc liệt ở Việt Nam. 

Theo iPrice, tại Việt Nam, ba công ty TMĐT nội địa là Tiki, Sendo và Thế Giới Di Động đã  lần lượt đổi chỗ cho nhau trong bảng xếp hạng Top 5 tại Việt Nam, và cũng nằm trong top 10 website thương mại điện tử được truy cập nhiều nhất Đông Nam Á năm 2019.

Xét riêng về sàn thương mại điện tử (website bán hàng cho bên thứ ba) thì Tiki và Sendo là đơn vị nội địa nhiều tiềm năng nhất, đối chọi lại với hai công ty toàn cầu Lazada và Shopee. Trong báo cáo e-Conomy SEA 2019, Sendo và Tiki được Google đánh giá là có tiềm năng trở thành những kỳ lân công nghệ trong tương lai. 

Cũng theo iPrice, các công ty TMĐT nội địa Việt Nam có một phần lợi thế nhờ dân số trẻ, đội ngũ công nghệ có tài. Người dân cũng tiếp cận với thương mại điện tử quốc tế muộn và ít hơn so với các nước trong khu vực (do rào cản ngôn ngữ). Trong bối cảnh đó, việc các công ty thương mại điện tử nội địa như Tiki và Sendo manh nha từ sớm giúp họ có lợi thế của những người đi đầu. 

Trong khi đó, tính về lượng truy cập, các website TMĐT nội địa ở Việt Nam xếp thứ nhì Đông Nam Á về mức độ cạnh tranh với các công ty quốc tế, chỉ sau Singapore. Tuy nhiên, cần lưu ý Singapore chính là nơi đăng ký hoạt động kinh doanh của hai gã khổng lồ Lazada và Shopee - đứng sau là Tập đoàn TMĐT Trung Quốc. 

Như vậy, Việt Nam dẫn đầu khu vực về thị phần traffic của các công ty thương mại nội địa (66%). Indonesia xếp sau Việt Nam với tổng lượng truy cập của các tay chơi nội chiếm khoảng 62%

Ông David Chmelar, Giám đốc Công ty thương mại điện tử iPrice đánh giá: "Tại Đông Nam Á, có hai quốc gia mà các công ty nội địa rất thành công là Việt Nam và Indonesia".

Ở Việt Nam có Tiki và Sendo đứng đầu cùng những cái tên khác. Trong khi ở các thị trường còn lại như Malaysia, Thái Lan hay Phillipines, có rất ít đối thủ cạnh tranh được với Lazada hay Shopee. 

Thanh Hà
Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp nội địa dẫn đầu thị phần thương mại điện tử tại Việt Nam tại chuyên mục Thị trường của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Ra mắt sàn giao dịch thương mại điện tử Tín đồ hàng hiệu
Ngày 10/1/2020 tại Hà Nội, diễn ra lễ ra mắt ứng dụng cung cấp dịch vụ Sàn giao dịch thương mại điện tử dành cho tín đồ hàng hiệu TĐHH (Sàn giao dịch TMĐT TĐHH) do Công ty Cổ phần thương mại điện tử và truyền thông quảng cáo Pacific sở hữu.