FAC hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết vướng mắc về quản lý thuế
TCDN - Công ty TNHH tư vấn tài chính và kế toán FAC vừa phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo cập nhật, hướng dẫn chính sách Thuế giúp các doanh nghiệp nắm bắt đầy đủ chính xác nội dung mới.
Tại hội thảo, Bà Nguyễn Thị Thúy Nga – Chủ tịch hội đồng thành viên FAC đã phổ biến về Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14-CP có hiệu lực ngày 1/7/2020 và hàng loạt các Nghị định liên quan đến hóa đơn chứng từ, quy định về xử phạt hành chính về thuế, hóa đơn…
Đặc biệt việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 114/2020/NĐ-CP quy định thi hành Nghị quyết số 116/2020/QH14 về giảm 30% thuế TNDN phải nộp năm 2020 đối với các doanh nghiệp có doanh thu từ 200 tỷ đồng/ năm trở xuống. Luật Quản lý thuế năm 2020 có vai trò rất quan trọng.
Đảm bảo thuế là nguồn thu chủ yếu của Nhà nước, cần được thu đúng, thu đủ, góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển, bao quát được nhiều nội dung, sẽ khắc phục được bất cập phát sinh nợ ảo. Cải cách việc quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo hướng cắt giảm thủ tục hành chính, hỗ trợ người nộp thuế (NNT) tổng hợp thu nhập trong năm trước khi thực hiện quyết toán thuế, giảm thiểu rủi ro trong hoàn thuế TNCN…
Trong đó điểm mới của Luật Quản lý thuế (QLT) năm 2020 được thể hiện ở các điểm như: Nguyên tắc Đảm bảo công khai, minh bạch bình đẳng và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của NNT, Thực hiện cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong QLT; áp dụng các nguyên tắc QLT theo thông lệ quốc tế…
Về đồng tiền khai thuế, nộp thuế là Đồng Việt Nam, NNT hạch toán kế toán bằng ngoại tệ theo quy định của Luật Kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch. Tỷ giá tính thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan…
Có thể thấy nổi bật nhất là quyền của NNT tại Nghị định này người nộp thuế được Yêu cầu cơ quan QLT giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế, giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế và các thông tin liên quan. Ký hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ (KDDV) làm thủ tục về thuế, đại lý làm thủ tục hải quan.
Được nhận quyết định xử lý về thuế, biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế, được yêu cầu giải thích nội dung quyết định xử lý. Không bị xử lý vi phạm về thuế, không tính tiền chậm nộp đối với trường hợp thực hiện theo văn bản hướng dẫn và quyết định xử lý của cơ quan thuế (CQT). Được bồi thường thiệt hại do cơ quan QLT, công chức quản lý thuế gây ra theo quy định của pháp luật.
Về quản lý rủi ro trong QLT, Công ty TNHH tư vấn tài chính và kế toán FAC đã hướng dẫn cụ thể theo đó: Cơ quan thuế sẽ đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, nợ thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, hoàn thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế, quản lý và sử dụng hóa đơn, chứng từ,...; Hải quan chỉ khai thuế, hoàn thuế, không thu thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế...
Về thủ tục khai thuế, tính thuế, nộp thuế thay đổi một số điểm như: Sửa đổi, bổ sung nguyên tắc kê khai thuế căn cứ vào mô hình hạch toán kinh doanh và quy định về phân cấp ngân sách; nguyên tắc kê khai, xác định giá tính thuế đối với GDLK.
Nghiêm cấm hành vi: Thông đồng, móc nối, bao che giữa NNT và công chức QLT, cơ quan QLT để chuyển giá, trốn thuế.
Nguyên tắc kê khai, xác định giá tính thuế đối với GDLK tại khoản 5 Điều 42:
Kê khai, xác định giá GDLK theo nguyên tắc phân tích, so sánh với các giao dịch độc lập và nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế để xác định nghĩa vụ thuế phải nộp như trong điều kiện giao dịch giữa các bên độc lập;
Giá GDLK được điều chỉnh theo giao dịch độc lập để kê khai, xác định số tiền thuế phải nộp theo nguyên tắc không làm giảm thu nhập chịu thuế.
Bổ sung quy định thời hạn nộp hồ sơ thuế, chứng từ nộp thuế điện tử trong trường hợp gặp sự cố kỹ thuật; thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán; thời hạn được khai bổ sung; thời hạn nộp thuế, tính tiền chậm nộp đối với số thuế phải nộp tăng thêm qua khai bổ sung nhằm đảm bảo thống nhất, rõ ràng, minh bạch giữa NNT và CQT...
Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt cũng thay đổi: Tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp quá hạn thuộc đối tượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế; Tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp quá hạn chưa thuộc đối tượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế; Tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp phát sinh: Tiền thuế nợ, Tiền thuế truy thu, Tiền chậm nộp, Tiền thuế PS và Tiền phạt.
Các biện pháp xử lý nợ đọng thuế: Không thu thuế, bổ sung nội dung về không thu thuế tại khoản 2 Điều 4 trong Pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, bổ sung quy định thủ tục không thu thuế tại Điều 78 của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Khoanh tiền thuế nợ, tiền chậm nộp đối tượng: NNT đã chết, người bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự; NNT bỏ địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh, DN chờ giải thể, DN mất khả năng thanh toán, cơ quan đăng ký kinh doanh đã thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bổ sung quy định thời điểm không tính tiền chậm nộp đối với các trường hợp được khoanh nợ.
Về miễn thuế, giảm thuế đối với hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có số thuế phải nộp hằng năm từ 50.000 đồng trở xuống; Cá nhân có số thuế phát sinh phải nộp hằng năm sau quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công từ 50.000 đồng trở xuống…
email: [email protected], hotline: 086 508 6899