FAC hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực quản trị và khả năng tiếp cận vốn
TCDN - Vừa qua, Công ty TNHH tư vấn tài chính và kế toán FAC đã phối hợp với Hội Tư vấn thuế Việt Nam (VTCA) và VCCI tổ chức Hội thảo cập nhật chính sách thuế và xây dựng báo cáo tài chính nhằm nâng cao năng lực quản trị cũng như khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng cho doanh nghiệp.
Tại hội thảo, cùng với việc cập nhật nội dung mới của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2020, bà Nguyễn Thị Cúc – Chủ tịch VTCA đã có nhiều chia sẻ quan trọng những vấn đề mới về chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ đối với doanh nghiệp. Trong đó, bà Cúc đưa ra những lưu ý một số vấn đề tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về Hóa đơn Chứng từ; Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về Xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế và nghị định 68/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khống chế tỷ lệ lãi tiền vay tại Nghị định số 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
Bên cạnh cập nhật các nội dung mới của Nghị định 114/2020/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày Nghị quyết số 116/2020/QH14 có hiệu lực thi hành và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020, Bà Nguyễn Thị Thúy Nga, Chủ Tịch Hội đồng Thành viên, Công ty TNHH tư vấn tài chính và kế toán FAC đã hướng dẫn doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro sai sót khi lập lập Báo cáo tài chính (BCTC) và quyết toán thuế (QTT).
Theo đó, khi lập báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải chú ý những vấn đề sau: Một là, tiền mặt: Không có số âm, các khoản chi tiền mặt trên 20 triệu đồng. Hai là, tiền gửi ngân hàng: Lấy đầy đủ tài khoản ngân hàng và kiểm tra số dư tài khoản ngày 31/12 hàng năm khớp với số dư trên TK112. KT kỹ đối tượng phải thu phải trả.
Ba là, tiền gửi ngân hàng: Lấy đầy đủ tài khoản ngân hàng và kiểm tra số dư tài khoản ngày 31/12 hàng năm khớp với số dư trên TK112. KT kỹ đối tượng phải thu phải trả.
Bốn là, các khoản phải thu khác: doanh nghiệp thường mắc một số sai sót như: không theo dõi chi tiết các khoản phải thu khác, chưa tiến hành đối chiếu các khoản phải thu bất thường, tài sản thiếu chờ xử lý không có biên bản kiểm kê; không xác định được nguyên nhân thiếu để quy trách nhiệm, Hạch toán vào TK 1388 một số khoản không đúng bản chất; không phân loại các khoản phải thu khác ngắn hạn và dài hạn theo quy định.
Năm là, hàng tồn kho: doanh nghiệp kiểm tra hàng nhập đã đầy đủ chưa? Hàng tồn kho không có số âm, Đối với công ty có hoạt động xây lắp, xây dựng theo công trình. TK154 phải khớp từng công trình cụ thể.
Sáu là tạm ứng: Kiểm tra, đối chiếu phiếu tạm ứng, phiếu hoàn ứng. Bảy là, thuế GTGT được khấu trừ: Kiểm tra xem số dư ở chỉ tiêu 43 (Số Thuế được chuyển sang kỳ sau) trên tờ khai thuế GTGT tháng hoặc quý so với số dư ở tài khoản (TK)13311 như thế nào?
Tám là, phân bổ chi phí trả trước: Kiểm tra Bảng phân bổ số dư: TK242 = số dư TK 242 trên BCĐPS. Chín là, tài sản cố định: Hồ sơ về tài sản cố định đã đầy đủ chưa? Đã khấu hao đúng, đủ chưa? Kiểm tra bảng trích khấu tài sản cố định số dư TK214 = số dư TK 214 trên BCĐPS Loại chi phí khấu hao tài sản không đủ điều kiện tính thuế TNDN.
Mười là, các khoản tiền vay, mượn: Rà soát lại các khoản vay mượn và đối chiếu.
Lưu ý doanh nghiệp về giá vốn khi lập báo cáo tài chính, bà Nga nhấn mạnh, đối với hoạt động thương mại, cơ sở tính giá vốn là sổ chi tiết nhập – xuất tồn hàng hóa. Kiểm tra số liệu, công thức trên file dữ liệu đã đầy đủ chưa, tránh trường hợp nhảy sai hoặc thiếu công thức và sai lệch trong giá vốn.
Trong hoạt động thương mại, sản xuất có phát sinh hoạt động xuất, nhập khẩu, cơ sở tính giá vốn là file theo dõi giá vốn hang xuất nhập khẩu, là cơ sở để kiểm tra và phát hiện sai sót trong quá trình thực hiện.
Riêng hoạt động sản xuất, cơ sở để tính giá vốn là định mức sản xuất. Doanh nghiệp cần kiểm tra lại các nguyên vật liệu đầu vào so với định mức có bị vượt không? Các chi phí sản xuất chung trong việc hình thành nên giá thành sản phẩm phải có hóa đơn chứng từ đủ điều kiện theo qui định của pháp luật.
Đối với lĩnh vực xây dựng, cơ sở tính giá vốn là “Dự toán”, biên bản bàn giao, nghiệm thu. Doanh nghiệp kiểm tra, đối chiếu với chứng từ đầu vào xem đã khớp với Dự toán chưa.
Về dịch vụ, giá vốn phải phù hợp với dịch vụ về thời gian thực hiện, bản chất của từng dịch vụ.
email: [email protected], hotline: 086 508 6899