Gần 32 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
TCDN - Theo báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, năm 2020 tác động của đại dịch COVID-19 đã làm 31,8 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng. Trong đó 68,9% lao động bị giảm thu nhập, gần 40% phải giảm giờ làm, nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên và khoảng 14% buộc phải tạm nghỉ việc.
Có không ít công nhân lao động đã bị mất việc và ra khỏi dây chuyền sản xuất sau khi đã làm việc trong thời gian tương đối dài cho doanh nghiệp (sau nhiều lần ký hợp đồng lao động ngắn hạn) để doanh nghiệp tuyển lao động mới.
Bên cạnh đó, tình hình quan hệ lao động tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp. Tình trạng vi phạm pháp luật lao động còn khá phổ biến, gây nên bất bình, mâu thuần và tranh chấp lao động, số vụ đình công giảm nhưng đã xuất hiện những yếu tố ngoài quan
Phát biểu tại buổi làm việc với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vào sáng nay (24/12), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ trong giai đoạn phát triển mới, sự lớn mạnh của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam là một điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.
Thủ tướng nhấn mạnh các bộ, ngành, chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ với các cấp công đoàn và người sử dụng lao động trong lĩnh vực quy hoạch đất đai, xây dựng nhà ở, trường học và các thiết chế phục vụ công nhân. Đây là nhiệm vụ cần được ưu tiên đặc biệt trong 5 năm tới. Các địa phương phải dành nguồn lực thỏa đáng chăm lo, hỗ trợ công nhân lao động.
Bên cạnh đó, Chính phủ khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm an toàn cho người lao động.
Cùng với đó, theo Thủ tướng “Chúng ta kỳ vọng người công nhân Việt Nam thời kỳ mới là những người có tri thức, kỹ năng cao, tự tôn dân tộc, lao động sáng tạo, tác phong công nghiệp, có việc làm bền vững và mức sống ngày càng cao”.
Các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ, tiếp tục tham mưu cho Đảng, Quốc hội, Chính phủ các chủ trương, chính sách, pháp luật và giải pháp cụ thể để bảo đảm việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động, giảm bớt nỗi vất vả, nhọc nhằn của công nhân nước ta. Thủ tướng giao Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Văn phòng Chính phủ tham mưu ban hành một Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này.
Tính đến nay, cả nước có khoảng 53,5-54 triệu người từ 15 tuổi trở lên có việc làm (nữ chiếm khoảng 48%); số lượng lao động làm công hưởng lương là khoảng 24-24,5 triệu người, trong đó, công nhân lao động trong các doanh nghiệp chiếm trên 60%. Trong 5 năm qua, CNLĐ trong các doanh nghiệp đã tăng khoảng 26%.
Theo khảo sát của Viện Công nhân và công đoàn, quý IV/2020, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (lương cơ bản) của công nhân lao động là 5,22 triệu đồng/tháng, tiền lương làm thêm giờ là 934.000 đồng/tháng, tổng tiền thưởng, chuyên cần là 2,1 triệu/tháng, tổng thu nhập thực tế là khoảng 7,4 triệu đồng/tháng.
Tiền lương tháng thực nhận của công nhân lao động phân theo vùng lương trung bình giao động từ 6,860-8,301 triệu đồng/tháng.
email: [email protected], hotline: 086 508 6899