Gặp khó vì Covid-19, Liên minh châu Âu tung 860 tỷ USD giải cứu

22/07/2020, 07:42

TCDN - Liên minh châu Âu (EU) vừa đạt thỏa thuận về gói kích thích tài khóa lớn chưa từng có, lên tới 860 tỷ USD để hỗ trợ nền kinh tế các nước và ổn định khối, trước những khó khăn vì Covid và căng thẳng với Mỹ, Trung Quốc.

Chính phủ 27 nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) vừa đạt thỏa thuận về gói kích thích tài khóa lớn chưa từng có, lên tới 750 tỷ euro (khoảng 860 tỷ USD) sau những giờ phút tưởng chừng đổ vỡ.

Sau cuộc họp thượng đỉnh dài lịch sử 4 ngày liên tục tại Brussels (Bỉ), thỏa thuận chung giải cứu kinh tế đã đạt được. Ủy ban châu Âu (EC) sẽ chịu trách nhiệm huy động số tiền lớn nói trên và sẽ bơm cho các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19 thông qua 2 hình thức: trợ cấp và cho vay vốn.

EU đã đạt được thỏa thuận về kế hoạch kích thích kinh tế. (Ảnh minh họa)

EU đã đạt được thỏa thuận về kế hoạch kích thích kinh tế. (Ảnh minh họa)

Đây là một thỏa thuận gây tranh cãi hiếm có kể từ khi khối này được thành lập năm 1993 bởi nhiều nước, trong đó có Hà Lan quyết liệt ngăn chặn kế hoạch ban đầu về quy mô, về tỷ lệ các khoản trợ cấp phải hoàn trả và các khoản cho vay, quy mô khoản tiền phải được hoàn trả trong ngân sách của EU đối với các nước giàu, cùng các quy định pháp lý liên quan đến các khoản tài trợ của quỹ.

Trước đó, trên cơ sở đề xuất của Đức và Pháp, Ủy ban châu Âu (EC) dự định một gói kích thích khổng lồ lên tới 750 tỷ euro (858 tỷ USD), trong đó 500 tỷ euro theo hình thức tài trợ và 250 tỷ euro theo hình thức cho vay dựa trên điều kiện mà các quốc gia có thể áp dụng, với mục đích giúp "lục địa già" hồi phục từ cuộc suy thoái chưa từng thấy do Covid-19 gây ra.

Số vốn này sẽ được cấp cho các nước từ tháng 1/2021 và sẽ không có khoản vốn tạm thời nào được đưa ra cho đến lúc đó. 

Trước đó, hồi tháng 4 bộ trưởng tài chính các nước đã thống nhất một gói kích thích tài khóa ngắn hạn trị giá 540 tỷ euro. Khoản này độc lập với các gói kích thích riêng của từng nước. Ngoài ra, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cũng đang mua lại trái phiếu chính phủ. Đây là một phần trong chương trình mua lại khẩn cấp trị giá 1.350 tỷ euro.

Sự phản đối quyết liệt của nhiều nước đã buộc Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel buộc phải đưa ra những đề xuất mới nhằm phá vỡ thế bế tắc.

Bích Thảo (t/h)
Bạn đang đọc bài viết Gặp khó vì Covid-19, Liên minh châu Âu tung 860 tỷ USD giải cứu tại chuyên mục Tài chính quốc tế của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

EU bất đồng kế hoạch ngân sách mới sau đại dịch
Nhằm giải quyết mâu thuẫn xung quanh khoản ngân sách mới trong giai đoạn 2021-2027 trị giá 1.100 tỷ EUR (1.236 tỷ USD) của Liên minh châu Âu (EU), Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Charles Michel dự kiến đề xuất một kế hoạch ngân sách có quy mô nhỏ hơn.
80.000 tấn gạo miễn thuế được xuất vào EU mỗi năm
EVFTA sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8 tới. Theo thỏa thuận này, nông sản, đặc biệt là gạo Việt Nam, sẽ được miễn thuế nhập khẩu vào EU. Tuy nhiên, các mặt hàng này có hạn ngạch nhập khẩu hằng năm.