Giải ngân vốn đầu tư công đạt 86 nghìn tỷ đồng

09/05/2021, 14:48

TCDN - Bộ Tài chính cho hay, ước giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm 2021 đạt 86.010 tỷ đồng, bằng 18,65% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2020 (18,98%).

Trong đó, vốn trong nước đạt 20,74%, vốn nước ngoài đạt 2,02%. Theo Bộ Tài chính, có 5 bộ và 10 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 20% kế hoạch, trong đó, một số địa phương có tỷ lệ giải ngân cao như: Thái Bình (76,74%), Hà Nam (50,57%), Hưng Yên (43,21%), Thanh Hóa (42,39%), Quảng Ninh (39,62%). Hầu hết các bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt thấp, 41 bộ và 26 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 15%, trong đó có 17 bộ chưa giải ngân kế hoạch vốn.

Báo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, hiện còn 27 bộ và 40 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 được giao. Đáng chú ý, có địa phương, tỷ lệ vốn chưa phân bổ chiếm trên 63% kế hoạch vốn.

Giải ngân vốn đầu tư công đạt 86 nghìn tỷ đồng trong 4 tháng.

Giải ngân vốn đầu tư công đạt 86 nghìn tỷ đồng trong 4 tháng.

Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 còn lại chưa được các bộ, ngành, địa phương triển khai phân bổ là 61.611,42 tỷ đồng; chiếm 13,36% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, vốn trong nước gần 55.277 tỷ đồng (chưa bao gồm vốn chương trình mục tiêu quốc gia); vốn ngoài nước trên 6.334 tỷ đồng.

Đối với nguồn vốn ngân sách trung ương, một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ kế hoạch vốn chưa triển khai phân bổ khá cao như: Bộ Thông tin và Truyền thông (94,77%); Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc (88%); Ban quản lý Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam (85,215); tỉnh Phú Thọ (84,350; tỉnh Bắc Ninh (53,06%)…

Nguyên nhân chưa phân bổ hết kế hoạch vốn ngân sách trung ương là do các bộ, ngành, địa phương mới giao kế hoạch vốn đợt 1. Số vốn còn lại chưa phân bổ cho các dự án chưa đủ điều kiện bố trí vốn kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2021 theo Quyết định số 2185/QĐ- TTg ngày 21/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ do các dự án khởi công mới chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025; các dự án quá thời gian thực hiện với quy định (đang trình Thủ tướng Chính phủ xử lý); các dự án, nhiệm vụ quy hoạch chưa đủ thủ tục; các dự án ODA chưa ký hiệp định hoặc đang điều chỉnh hiệp định.

Đối với nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương, có 39 địa phương giao kế hoạch vốn tăng so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao từ nguồn thu sử dụng đất, nguồn tăng thu, nguồn xổ số kiến thiết của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn 18 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương. Trong đó, một số địa phương có tỷ lệ vốn chưa phân bổ khá cao như: Quảng Bình (63,18%); Khánh Hòa (49,75%).

Vũ Nam (t/h)
Bạn đang đọc bài viết Giải ngân vốn đầu tư công đạt 86 nghìn tỷ đồng tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Chống tham nhũng, lãng phí trong giải ngân vốn đầu tư công
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương bằng các giải pháp cụ thể và với tinh thần trách nhiệm của mình quan tâm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, không để tồn đọng; giải ngân bảo đảm tiến độ nhưng phải bảo đảm chất lượng, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.
Thêm 14,5 tỷ đồng vốn ODA năm 2020 cho tỉnh Quảng Nam
Ngày 9/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất việc điều chỉnh giảm phần dự toán chi từ nguồn vay nước ngoài và tăng phần dự toán chi từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại cho Dự án “Phát triển môi trường, hạ tầng đô thị để ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố Hội An”, tỉnh Quảng Nam.