Habeco gửi tiết kiệm gần 3.000 tỷ đồng nhưng vẫn nợ thuế hơn 544 tỷ

08/08/2023, 08:12
báo nói -

TCDN - Kết thúc quý 2/2023, Habeco ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 188 tỷ đồng, giảm gần 8% so với cùng kỳ. Habeco cũng mạnh tay khi dành 2.974 tỷ đồng gửi ngân hàng trong khi vẫn nợ thuế 544 tỷ đồng.

Mỗi ngày Habeco thu lãi 622 triệu từ việc gửi ngân hàng gần 3.000 tỷ đồng

Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco, HOSE: BHN) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2023. Theo đó, kết thúc quý 2, Habeco ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 188 tỷ đồng, giảm gần 8% so với cùng kỳ năm 2022.

Các hoạt động kinh doanh ghi nhận không có nhiều biến đổi lớn, trong đó doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 2.087 tỷ đồng, giảm 2% so với cùng kỳ, dẫn tới lợi nhuận gộp cũng giảm nhẹ, đạt 530 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ đạt 617 tỷ đồng. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 225 tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ năm 2022.

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tại Habeco ghi nhận khoản lỗ từ hoạt động đầu tư tăng gấp đôi so với cùng kỳ, âm 103 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ âm 53 tỷ đồng. Việc này dẫn tới cả quý 2/2023, hoạt động kinh doanh của Habeco chỉ đạt 100 tỷ đồng, giảm 81% so với cùng kỳ.

Habeco cũng mạnh tay khi dành 2.974 tỷ đồng gửi ngân hàng trong khi vẫn nợ thuế 544 tỷ đồng.

Habeco cũng mạnh tay khi dành 2.974 tỷ đồng gửi ngân hàng trong khi vẫn nợ thuế 544 tỷ đồng.

Về hoạt động đầu tư, Habeco đạt 135 tỷ đồng, giảm 61% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, Habeco chi khá mạnh tay lên tới 1.906 tỷ đồng để cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác, tăng 560 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Theo BCTC, quý 2/2023 Habeco gửi ngân hàng 2.974 tỷ đồng, trong đó tiền có kỳ hạn ngắn hạn đạt 2.924 tỷ đồng, dài hạn đạt 50 tỷ đồng. Riêng hoạt động này đã giúp Habeco thu lợi nhuận 56 tỷ đồng trong quý, tính ra mỗi ngày Habeco thu 622 triệu từ việc thu lãi gửi ngân hàng.

Theo Báo cáo tài chính, kết thúc quý 2/2023 thuế và các khoản phải nộp Nhà nước của Habeco lại tăng mạnh, đạt gần 545 tỷ đồng, tăng thêm 106 tỷ đồng, tương đương 24% sau 6 tháng. Trong đó, thuế tiêu thụ đặc biệt là 381,748 tỷ đồng, thuế GTGT 142,311 tỷ đồng, thuế đất 15,501 tỷ đồng, thuế thu nhập cá nhân 734 triệu đồng, thuế tài nguyên 201 triệu đồng, thuế khác 4,98 tỷ đồng.

Habeco đầu tư 222 tỷ đồng vào các hoạt động liên kết, liên doanh tại 6 đơn vị gồm: Cty CP Bia Hà Nội - Kim Bài (13 tỷ đồng), Cty CP vẩn tải Habeco (6 tỷ đồng), Cty TNHH Thủy tinh san Minguel Yamamura Hải Phòng (117 tỷ đồng)... Ngoài ra, Habeco còn đầu tư vào đơn vị khác hơn 43 tỷ đồng và phải dành 2,5 tỷ đồng để dự phòng giảm giá đầu tư.

Hiện, khoản phải thu của khách hàng tại Habeco lên tới 362 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2022. Nợ xấu tại Habeco tính đến hết quý 2/2023 là 25,355 tỷ đồng, Habeco đã phải trích 25,08 tỷ đồng dự phòng. Hàng tồn kho tại tại Habeco ghi nhận 744 tỷ đồng, không thay đổi nhiều so với cùng kỳ năm 2022.

Tính đến 30/6/2023, Habeco đang vay ngân hàng 52 tỷ đồng. Trong đó, vay ngắn hạn tại Ngân hàng Quốc tế Việt Nam hơn 27,500 tỷ đồng và vay dài hạn 24,500 tỷ đồng. Habeco đang nợ các đối tác 389 tỷ đồng, nhưng đều là khoản nợ chưa đến hạn và có khả năng thanh toán.

Qúy 2/2023, Habeco chi 130 tỷ đồng để quản lý doanh nghiệp. Trong đó, chi phí quản lý nhân viên 50 tỷ đồng, chi phí khẩu hao tài sản cố định 11 tỷ đồng, thuế đất 11 tỷ đồng, chi phí mua ngoài và chi phí khác 57 tỷ đồng.

Vê lương và thu nhập của lãnh đạo Habeco quý 2/2023 ghi nhận, ông Trần Đình Thanh - Chủ tich Habeco nhận 297,6 triệu đồng, tương đương mỗi tháng nhận hơn 99 triệu đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2022. 5 thành viên trong Hội đồng quản trị đều nhận 40,8 triệu đồng. Thu nhập của bà Chử Thị Thu Trang - Trưởng Ban kiểm soát Habeco 187,2 triệu đồng.

Ông Trần Đình Thanh - Chủ tich Habeco nhận 297,6 triệu đồng trong quý 2, tương đương mỗi tháng nhận hơn 99 triệu đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2022.

Ông Trần Đình Thanh - Chủ tich Habeco nhận 297,6 triệu đồng trong quý 2, tương đương mỗi tháng nhận hơn 99 triệu đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2022.

Tính đến ngày 30/6/2023, quy mô tài sản - nguồn vốn hợp nhất của Tổng công ty đạt 7.282 tỷ đồng. 

Habeco có địa chỉ trụ sở chính tại 183 Hoàng Hoa Thám (phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội), tiền thân là Tổng Công ty Bia – rượu – nước giải khát Hà Nội, được thành lập vào năm 2003. Tổng công ty chính thức chuyển đổi hình thức từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần với tên gọi Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội vào năm 2008.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản lượng bia sản xuất lũy kế 7 tháng đầu năm 2023 đạt 2.646,8 triệu lít, chỉ tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2022. Mức tăng trưởng thấp phản ánh sức tiêu thụ sản phẩm yếu trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, thu nhập khả dụng của người tiêu dùng giảm đã dẫn đến xu hướng cắt giảm các khoản chi tiêu không thiết yếu.

Chính sách kiểm soát nồng độ cồn chặt chẽ đối với người tham gia giao thông cũng tác động tiêu cực đến tình hình bán hàng. Nhiều đại lý chủ động giảm nhập và tích trữ hàng tồn kho. Riêng trong quý 2/2023, sản lượng sản xuất bia của Việt Nam đã giảm 5% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đang được Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi có nội dung thay đổi phương pháp tính thuế và điều chỉnh thuế suất thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá, rượu, bia. Trong đó, có đề xuất điều chỉnh tăng mức thuế suất thuế Tiêu thụ đặc biệt để tăng giá bán rượu, bia ít nhất 10%.

Bộ Công Thương sắp thanh tra Habeco trong quý 3, quý 4/2023.

Cuối năm 2022, Bộ Công Thương đã phê duyệt kế hoạch thanh tra năm 2023 của bộ đối với việc chấp hành các quy định của Luật phòng, chống tham nhũng; công tác quản lý sử dụng vốn; hoạt động sản xuất kinh doanh; công tác đầu tư, mua sắm, sử dụng tài sản và thực hiện dự án tại Tổng công ty cổ phần Bia - rượu - nước giải khát Hà Nội (Habeco) giai đoạn 2020 - 2021.

Bên cạnh đó, một loạt doanh nghiệp, tổ chức khác cũng nằm trong kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ Công Thương và các đơn vị trực thuộc bộ trong năm tới như: Tổng công ty Giấy Việt Nam, Công ty cổ phần Vật tư và Thiết bị toàn bộ Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp trong năm 2023, Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau, Công ty TNHH Aeon Việt Nam (chủ chuỗi siêu thị Aeon trên cả nước); Công ty TNHH bán lẻ BRG - chủ hai chuỗi siêu thị bán lẻ BRGmart và Fujimart...

Hoàng Nhung
Bạn đang đọc bài viết Habeco gửi tiết kiệm gần 3.000 tỷ đồng nhưng vẫn nợ thuế hơn 544 tỷ tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan