Hoãn phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng

22/01/2021, 14:07

TCDN - Chủ tọa quyết định hoãn phiên tòa xử ông Đinh La Thăng và 11 người khác trong vụ Ethanol Phú Thọ nhằm đảm bảo sự có mặt của bị cáo nguyên là Phó Tổng giám đốc PVN cũng như nhiều luật sư, người liên quan, giám định viên.

Tại buổi xét xử ông Đinh La Thăng và 11 người khác trong vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” hoặc “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, thư ký cho biết rất nhiều luật sư, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và giám định viên vắng mặt.

Ngoài ra, bị cáo Trần Thị Bình - nguyên Phó Tổng GĐ PVN vắng mặt. Luật sư của bà Bình cho biết, thân chủ của mình phải đi cấp cứu nên có đơn xin hoãn tòa.

Trước việc vắng luật sư, các bị cáo Lê Thanh Thái, Hoàng Đình Tâm xin được hoãn phiên tòa nhằm đảm bảo quyền được bào chữa của mình. Các luật sư khác có mặt tại tòa cũng đề nghị Hội đồng xét xử cho hoãn phiên tòa nhằm triệu tập đủ bị cáo, người liên quan và giám định viên Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đại diện viện kiểm sát đồng tình quan điểm này.

Sau hội ý, chủ tọa cho biết TAND TP Hà Nội đã triệu tập hợp lệ nhưng chỉ bị cáo Bình vắng mặt do bị ốm, có xác nhận của y tế. Một số luật sư, người liên quan và người giám định vắng mặt không lý do chính đáng.

Để bảo đảm quyền và lợi ích của các bị cáo, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa, thời gian mở lại được thông báo sau.

Ông Đinh La Thăng – nguyên Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cùng 11 người khác bị đưa ra xét xử vào ngày 22/1 về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” hoặc “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Ông Đinh La Thăng – nguyên Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cùng 11 người khác bị đưa ra xét xử vào ngày 22/1 về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” hoặc “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Theo cáo trạng, năm 2007, PVN thành lập PVB để làm chủ đầu tư dự án nhà máy sản xuất Ethanol Phú Thọ và cho mời thầu xây dựng nhà máy bằng hình thức “chìa khóa trao tay”. Thấy vậy, PVC thành lập liên danh đấu thầu xây dựng dự án này nhưng bị từ chối vì không đủ khả năng. Tuy nhiên, Trịnh Xuân Thanh liên tục đề nghị giảm yêu cầu với nhà thầu và sau đó xin cho PVC được nhận thầu theo hình thức chỉ định. Ông Đinh La Thăng cũng tác động để liên danh của PVC được chỉ định thầu một cách trái pháp luật. PVC sau đó được thi công nhưng đến năm 2013 phải dừng lại vì không đủ năng lực, gây thiệt hại hơn 543 tỷ đồng.

Theo cáo trạng, năm 2007, PVN thành lập PVB để làm chủ đầu tư dự án nhà máy sản xuất Ethanol Phú Thọ và cho mời thầu xây dựng nhà máy bằng hình thức “chìa khóa trao tay”. Thấy vậy, PVC thành lập liên danh đấu thầu xây dựng dự án này nhưng bị từ chối vì không đủ khả năng. Tuy nhiên, Trịnh Xuân Thanh liên tục đề nghị giảm yêu cầu với nhà thầu và sau đó xin cho PVC được nhận thầu theo hình thức chỉ định. Ông Đinh La Thăng cũng tác động để liên danh của PVC được chỉ định thầu một cách trái pháp luật. PVC sau đó được thi công nhưng đến năm 2013 phải dừng lại vì không đủ năng lực, gây thiệt hại hơn 543 tỷ đồng.

Quá trình điều tra, cơ quan tố tụng phát hiện Trịnh Xuân Thanh đã lợi dụng chức vụ của mình để mua khu đất rộng 3.400m2 tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc), gây thiệt hại hơn 13 tỷ đồng cho PVC. Trước phiên tòa này, Trịnh Xuân Thanh đã bị tuyên phạt tù chung thân trong 2 vụ án và đều về tội “Tham ô tài sản”.

Quá trình điều tra, cơ quan tố tụng phát hiện Trịnh Xuân Thanh đã lợi dụng chức vụ của mình để mua khu đất rộng 3.400m2 tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc), gây thiệt hại hơn 13 tỷ đồng cho PVC. Trước phiên tòa này, Trịnh Xuân Thanh đã bị tuyên phạt tù chung thân trong 2 vụ án và đều về tội “Tham ô tài sản”.

Vụ án có 12 bị cáo trong đó ông Đinh La Thăng; Vũ Thanh Hà- nguyên Tổng GĐ PVB; Trần Thị Bình - nguyên Phó tổng GĐ PVN; Phạm Xuân Diệu - nguyên Tổng GĐ PVC; Nguyễn Ngọc Dũng - nguyên Phó tổng GĐ PVC; Đỗ Văn Quang - nguyên Trưởng ban kinh tế PVC; Nguyễn Xuân Thủy - nguyên Phó phòng Đầu tư PVB; Khương Anh Tuấn - nguyên Phó phòng Thương mại PVB; Lê Thanh Thái - nguyên Trưởng phòng Kinh doanh PVB; Hoàng Đình Tâm - nguyên Kế toán trưởng PVB bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.

Bị cáo Đỗ Văn Hồng - nguyên Chủ tịch kiêm Tổng GĐ Cty CP Đầu tư và Xây lắp Dầu khí Kinh Bắc (PVC Kinh Bắc) bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Riêng bị cáo Trịnh Xuân Thanh bị truy tố về cả 2 tội danh trên.

Nam Yên
Bạn đang đọc bài viết Hoãn phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng tại chuyên mục Pháp luật tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Ông Đinh La Thăng lĩnh án 30 năm tù
Sáng 22/12, TAND TP.HCM đã tuyên án 20 bị cáo trong vụ sai phạm tại cao tốc TP. HCM - Trung Lương. Trong đó, ông Đinh La Thăng (cựu bộ trưởng Bộ GTVT) nhận 10 năm tù.
Ông Đinh La Thăng bị đề nghị 10-11 năm tù
Mặc dù phủ nhận cáo buộc, tuy nhiên, Viện Kiểm sát cho rằng cáo trạng truy tố đúng người đúng tội. Từ đó, đại diện cơ quan công tố đề nghị tòa tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng mức án từ 10-11 năm tù.