Hướng dẫn cơ chế sử dụng ngân sách nhà nước chi hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

10/08/2023, 15:18
báo nói -

TCDN - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 52/2023/TT-BTC Hướng dẫn cơ chế sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi thường xuyên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ. Thông tư có hiệu lực từ ngày 23/9/2023.

Theo đó, kinh phí thực hiện các nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm nguồn ngân sách nhà nước chi thường xuyên, gồm ngân sách trung ương, ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách; nguồn đóng góp, tài trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và nguồn kinh phí hợp tác khác ngoài ngân sách nhà nước.

Thông tư quy định hỗ trợ công nghệ, tư vấn, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị. Nội dung chi hỗ trợ và xác định chi phí như thù lao cho cá nhân tư vấn; chi phí đi lại, ăn, ở của cá nhân tư vấn khi đi làm việc, khảo sát thực địa, tham dự các cuộc họp phục vụ trực tiếp cho hoạt động tư vấn; chi phí phiên dịch cho cá nhân tư vấn nước ngoài; chi phí hoạt động quản lý của tổ chức tư vấn…

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Hỗ trợ phát triển nguồn lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: khóa đào tạo về quản trị doanh nghiệp; khởi sự kinh doanh; đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất, chế biến; đào tạo trực tuyến qua công cụ dạy học trực tuyến có sẵn.

Kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh, riêng kinh phí đào tạo chỉ bố trí đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND cấp tỉnh.

Hỗ trợ mạng lưới tư vấn viên, cổng thông tin, cơ sở dữ liệu và quản lý các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đối với quản lý, vận hành, duy trì hoạt động và bồi dưỡng, đào tạo phát triển mạng lưới tư vấn viên kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (ngân sách trung ương) bố trí trong dự toán chi thường xuyên của bộ, cơ quan ngang bộ để giao cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc, trực thuộc có chức năng, nhiệm vụ thực hiện quản lý, vận hành, duy trì hoạt động của mạng lưới tư vấn viên, công nhận tư vấn viên.

Đối với nâng cấp, duy trì, quản lý, vận hành Cổng thông tin; thu thập, cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (ngân sách trung ương) bố trí trong dự toán chi thường xuyên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; không bố trí từ nguồn chi quản lý hành chính hàng năm cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Hải Nam
Bạn đang đọc bài viết Hướng dẫn cơ chế sử dụng ngân sách nhà nước chi hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Doanh nghiệp nhỏ và vừa 'kêu' khó tiếp cận vốn ngân hàng
Phó thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết thời gian qua kết quả tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đã đạt được những kết quả tích cực, quy mô vốn tín dụng ngày càng lớn nhưng vẫn còn có phản ánh DNNVV khó tiếp cận vốn và việc cho vay còn khó khăn, vướng mắc.
Tuyên truyền, hỗ trợ văn bản quy phạm pháp luật về thuế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2023
Tổng cục Thuế giao Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh, cá nhân và các Vụ/đơn vị thuộc, trực thuộc, các Cục thuế cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin pháp luật, nhất là các luật mới ban hành, các văn bản quy phạm pháp luật để hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Liên kết thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số
Hiện việc tiến hành chuyển đổi số của doanh nghiệp nhỏ và vừa mới chỉ ở phần nhận thức. Để chuyển đổi số đi vào thực chất, các bộ ngành và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cần liên kết lại với nhau để thúc đẩy đối tượng này vừa chuyển đổi số.
Giải nỗi lo thiếu chi phí cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong chuyển đổi số
Lo ngại thiếu chi phí đang là rào cản lớn nhất khiến các doanh nghiệp nhỏ và vừa coi chuyển đổi số là “sân chơi” của những ông lớn. Phần lớn các doanh nghiệp chưa ứng dụng giải pháp số cho hệ thống phê duyệt nội bộ trực tuyến cũng như phần mềm quản lý văn bản và điều hành trực tuyến.