Luật Dầu khí (sửa đổi): Không tách riêng các loại thuế hoạt động dầu khí trước khi nộp ngân sách

16/08/2022, 15:26

TCDN - Thường trực Ủy ban Kinh tế nhất trí dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) không cần quy định về việc tách riêng khoản thuế tài nguyên và thuế xuất khẩu dầu khí nộp về ngân sách nhà nước trước khi thực hiện thu nộp ngân sách khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí thực hiện hoạt động dầu khí.

Sáng 16/8, tiếp tục Chương trình Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Dầu khí (sửa đổi).

Báo cáo một số vấn đề lớn về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, hoạt động dầu khí thượng nguồn có đặc thù về triển khai hoạt động và gắn kết chặt chẽ với các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Vì vậy, cần thiết có quy định riêng tại Luật chuyên ngành. Thực tế Luật Dầu khí hiện hành cũng đang xác định phạm vi điều chỉnh là hoạt động dầu khí thượng nguồn.

Đối với các hoạt động dầu khí trung nguồn và hạ nguồn thực hiện theo quy định tại các luật có liên quan; trong quá trình triển khai cơ bản không gặp vướng mắc. Việc thiết lập chuỗi giá trị dầu khí từ tìm kiếm thăm dò đến chế biến dầu khí được thực hiện thông qua công tác lập, triển khai quy hoạch năng lượng và các quy hoạch khác có liên quan, bảo đảm tính tổng thể.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Dầu khí (sửa đổi).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Dầu khí (sửa đổi).

Về áp dụng Luật Dầu khí, các luật có liên quan, pháp luật nước ngoài, thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế (Điều 4 dự thảo Luật), Thường trực Ủy ban Kinh tế nhận thấy, để bảo đảm tính đặc thù trong điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí thượng nguồn thực hiện theo quy định của Luật Dầu khí, đồng thời, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, dự thảo Luật tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội theo hướng: Quy định rõ tại khoản 1 Điều 4 về các trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật Dầu khí và luật khác về cùng một vấn đề cụ thể liên quan đến điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí thì áp dụng Luật Dầu khí;

Bổ sung quy định tại khoản 2 về trường hợp luật khác ban hành sau ngày Luật Dầu khí có hiệu lực thi hành. Bên cạnh đó, tại các điều, khoản cụ thể, dự thảo Luật đã được rà soát, chỉnh sửa theo hướng quy định rõ những nội dung thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan.

Về điều tra cơ bản về dầu khí (Chương II dự thảo Luật), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết, có ý kiến đề nghị không quy định kinh phí điều tra cơ bản về dầu khí từ nguồn ngân sách nhà nước. Ý kiến khác đề nghị phân định rõ trường hợp bố trí chi phí từ ngân sách nhà nước; đối với hoạt động của doanh nghiệp thì doanh nghiệp tự cân đối.

Về vấn đề này, Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, công tác điều tra cơ bản về dầu khí là nhiệm vụ điều tra, khảo sát ban đầu phải thực hiện để đánh giá tiềm năng, triển vọng dầu khí làm căn cứ khoa học cho việc định hướng hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí. Khi phê duyệt danh mục đề án điều tra cơ bản về dầu khí sẽ xác định cụ thể về nguồn kinh phí đối với mỗi đề án.

Tuy nhiên, công tác này có tính rủi ro cao, nhu cầu vốn lớn, cần huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân khác ngoài nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện. Khoản 4 Điều 9 đã quy định cụ thể trách nhiệm phê duyệt, kiểm tra, giám sát của Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành có liên quan. Đối với kinh phí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí, khoản 1 Điều 63 dự thảo Luật đã quy định chi phí này được thanh toán bằng nguồn lợi nhuận sau thuế của PVN.

Tiếp thu ý kiến đề nghị hoàn thiện thêm để phân định rõ hai tư cách của PVN là nhà thầu độc lập và thực hiện nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao, dự thảo Luật được chỉnh sửa theo hướng sửa đổi quy định tách bạch rõ các chức năng của PVN; quy định về quyền và nghĩa vụ của PVN; quy định về phê duyệt việc sử dụng vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và doanh nghiệp 100% vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong hoạt động dầu khí. Bên cạnh đó, bổ sung quy định về trách nhiệm của Bộ Công thương chủ trì kiểm tra, giám sát việc thực hiện của PVN theo quy định của Luật, bảo đảm chặt chẽ.

Thường trực Ủy ban Kinh tế cũng thống nhất quy định Thủ tướng Chính phủ chỉ phê duyệt nội dung chính của hợp đồng dầu khí; giao Bộ Công thương phê duyệt nội dung hợp đồng dầu khí, trên cơ sở đó, PVN ký kết và quản lý hợp đồng dầu khí; bỏ quy định về Chính phủ ban hành hợp đồng dầu khí mẫu để bảo đảm sự thống nhất về chính sách; đồng thời không cần quy định về việc tách riêng khoản thuế tài nguyên và thuế xuất khẩu dầu khí nộp về ngân sách nhà nước trước khi thực hiện thu nộp ngân sách nhà nước khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí thực hiện hoạt động này.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, quy định liên quan đến việc quản lý tổng hợp về điều tra cơ bản dầu khí trong dự luật còn mờ nhạt. "Phải khắc phục được tình trạng “cát cứ” giữa các chủ thể trong điều tra cơ bản tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản. Dự thảo Luật cũng phải làm rõ quan điểm kinh tế hóa ngành tài nguyên; việc quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu điều tra cơ bản dầu khí; làm rõ nguyên tắc sử dụng kinh phí điều tra cơ bản dầu khí; rà soát thể hiện rõ hơn nữa để thể hiện tính đặc thù của hoạt động điều tra cơ bản dầu khí; bảo đảm thống nhất, nhất quán giữa các điều khoản", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Đối với phê duyệt hợp đồng dầu khí, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, phương án tiếp thu chỉnh lý của Ủy ban Kinh tế sẽ phát sinh bất cập khi trong một việc lại có hai chủ thể (Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương) phê duyệt, chưa rành mạch trách nhiệm giữa hai chủ thể, khó thực hiện phân cấp và bảo đảm cải cách hành chính. “Nên chăng quy định Thủ tướng Chính phủ phê duyệt toàn bộ về hợp đồng dầu khí”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất sau khi chỉnh lý, dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) đã đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Tư, Quốc

Huyền Châu
Bạn đang đọc bài viết Luật Dầu khí (sửa đổi): Không tách riêng các loại thuế hoạt động dầu khí trước khi nộp ngân sách tại chuyên mục Thuế & cuộc sống của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Đề xuất thêm cơ chế ưu đãi phát triển dầu khí
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đề xuất nghiên cứu để bổ sung vào dự thảo Luật Dầu khí các hình thức, cơ chế ưu đãi khác (ngoài ưu đãi thuế và mức thu hồi chi phí), mở rộng phạm vi áp dụng chính sách ưu đãi đối với các hợp đồng đã được ký kết...