Lương tối thiểu có thể không kịp điều chỉnh vào ngày 1/1/2024

18/10/2023, 07:40
báo nói -

TCDN - Dự kiến hết tháng 11/2023, Hội đồng Tiền lương quốc gia sẽ bàn bạc về thời điểm và mức tăng nên lương tối thiểu có thể không kịp điều chỉnh vào ngày 1/1/2024.

Tại buổi họp báo chiều 17/10, ông Tống Văn Lai - Phó cục trưởng Cục Quan hệ lao động tiền lương (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết qua 10 năm hoạt động, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã 9 lần khuyến nghị điều chỉnh lương tối thiểu, 1 lần khuyến nghị giữ nguyên mức cũ và hầu hết được Chính phủ đồng tình.

Thông thường, Hội đồng Tiền lương quốc gia họp vào cuối tháng 7, bàn phương án lương tối thiểu. Đầu tháng 8, hội đồng sẽ họp bàn lại và thương lượng phương án lương tối thiểu cho năm tới.

Ông Tống Văn Lai - Phó cục trưởng Cục Quan hệ lao động tiền lương (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết chưa thể tăng lương tối thiểu từ 1/1/2024.

Ông Tống Văn Lai - Phó cục trưởng Cục Quan hệ lao động tiền lương (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết chưa thể tăng lương tối thiểu từ 1/1/2024.

Trong 6 - 7 tháng đầu năm nay, thị trường lao động nói chung là tốt. Tuy nhiên, ở một số ngành nghề bị giảm đơn hàng, tình hình người lao động bị cắt giảm việc làm, bị giãn việc, thậm chí là mất việc diễn ra nhiều.

"Tại thời điểm đó, Hội đồng Tiền lương quốc gia nhận thấy chưa chín để xác định, khuyến nghị trình Chính phủ phương án lương tối thiểu năm 2024. Vì vậy, chúng tôi đã báo cáo Chính phủ cho phép cuối quý 4 (dự kiến cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12), Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ họp. Cuối quý 4, hội đồng mới họp thì chắc chắn lương tối thiểu trong khối doanh nghiệp khó có thể tăng ngay từ 1/1/2024", ông Lai nói.

Theo ông Lai, khi hội đồng khuyến nghị xong, Chính phủ mới xem xét và quyết định. Sau đó, cần có quá trình để luật hóa. 

Trước đó, tại phiên họp đầu tiên vào đầu tháng 8/2023, Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất hoãn thương lượng tăng lương tối thiểu đến cuối năm nay mới bàn thảo tiếp về thời điểm và mức tăng. Nguyên nhân là kinh tế sụt giảm khiến hơn nửa triệu lao động mất việc, giảm giờ làm, CPI 6 tháng đầu năm tăng 3,29% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát tăng 4,74%.

Phía Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị tăng khoảng 6%, tức tiền lương tương ứng thấp nhất 195.000 đồng với vùng 4 và 280.000 đồng với vùng 1, song Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng tìm kiếm đơn hàng, giữ được việc cho lao động cấp thiết hơn tăng lương.

Hoàng Tư
Bạn đang đọc bài viết Lương tối thiểu có thể không kịp điều chỉnh vào ngày 1/1/2024 tại chuyên mục Tin tức của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Doanh nghiệp muốn trì hoãn, công nhân mong tăng 8% lương tối thiểu vùng
Tại phiên họp đầu tiên về điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024 vừa diễn ra có 2 luồng ý kiến trái chiều. Trong khi Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị tăng khoảng 6% lương tối thiểu vùng thì VCCI cho rằng nhiều doanh nghiệp không còn tăng ca và đang gồng mình duy trì việc làm cho lao động.
Mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 dự kiến là bao nhiêu?
Hội đồng tiền lương quốc gia dự kiến sẽ họp phiên đầu tiên về đàm phán vào ngày 9/8 tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh). Theo thông lệ, phiên đầu tiên, các bên sẽ đưa ra mức tăng và cơ sở mức tăng. Vậy mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 dự kiến là bao nhiêu?
Phó thủ tướng: Xây dựng phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng phù hợp
Phó thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, thời gian tới, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm duy trì và tạo thêm việc làm cho người lao động. Thực hiện lộ trình cải cách tiền lương; xây dựng phương án điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng phù hợp.