Năm 2024, Quản lý thị trường xử lý hơn 47.000 vụ vi phạm, nộp ngân sách trên 540 tỷ đồng

18/12/2024, 07:06
báo nói -

TCDN - Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường đã thanh tra, kiểm tra 68.280 vụ việc; phát hiện, xử lý 47.135 vụ vi phạm, nộp ngân sách trên 541 tỷ đồng (tăng 8%).

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), trong năm 2024 lực lượng QLTT cả nước đã thanh tra, kiểm tra 68.280 vụ buôn lậu, hang giả, gian lận thương mại (giảm 5% so với cùng kỳ năm 2023), phát hiện, xử lý 47.135 vụ vi phạm (giảm 10% so với cùng kỳ năm 2023); chuyển cơ quan điều tra 178 vụ có dấu hiệu tội phạm (tăng 2% so với cùng kỳ năm 2023).

Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh báo cáo công tác quản lý thị trường trong năm 2024.

Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh báo cáo công tác quản lý thị trường trong năm 2024.

Thu nộp ngân sách nhà nước trên 541 tỷ đồng (tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023). Trị giá hàng hóa vi phạm 425 tỷ đồng (tăng 23% so với năm 2023), trong đó, trị giá hàng hóa tịch thu 220 tỷ đồng; trị giá hàng hóa buộc tiêu hủy là 205 tỷ đồng.

Trong năm 2024, vi phạm về kinh doanh thông qua hoạt động Thương mại điện tử (TMĐT) tại nhiều địa phương có xu hướng tăng cao, Cục QLTT các tỉnh, thành đã thành lập 63/63 Tổ TMĐT thực hiện việc kiểm tra qua đó phát hiện, xử lý 3.124 vụ vi phạm (tăng 266% so với năm 2023), chuyển cơ quan điều tra04 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 48 tỷ đồng (tăng 220 % so với năm 2023); Đặc biệt, trị giá hàng hóa vi phạm trên 34 tỷ đồng (tăng 440% so với năm 2023).

Đối với các nền tảng TMĐT xuyên biên giới đang hoạt động tại Việt Nam nhưng chưa tuân thủ các quy định của pháp luật (như Temu, Shein, 1688), Tổng cục QLTT đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan tăng cường giám sát, phát hiện, xử lý kho hàng, điểm tập kết hàng hóa.

Liên quan đến mặt hàng vàng, toàn lực lượng đã phát hiện, xử lý 953 vụ, chuyển cơ quan điều tra 01 vụ (Thanh Hóa); xử phạt vi phạm hành chính 23,3 tỷ đồng, trị giá hàng hóa vi phạm 29 tỷ đồng.

Về các hành vi buôn lậu thuốc lá điếu, thuốc lá thế hệ mới, lực lượng đã phát hiện, xử lý 970 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính 3,6 tỷ đồng, trị giá hàng hóa vi phạm 6,2 tỷ đồng.

Liên quan đến mặt hàng xăng dầu, lực lượng đã phát hiện, xử lý 406 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính trên 12 tỷ đồng, thu giữ 2.470 lít dầu các loại trị giá 52 triệu đồng.

Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh cho biết, tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ngày càng diễn biến phức tạp với tính chất và mức độ nghiêm trọng gia tăng. Các đối tượng vi phạm không chỉ dừng lại ở khâu thương mại mà còn tham gia toàn bộ chu trình khép kín, từ sản xuất đến phân phối, đưa hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vào lưu thông.

Quy mô vi phạm lớn, số lượng và giá trị hàng hóa vi phạm cao. Đáng chú ý, các vi phạm không còn giới hạn ở các đối tượng nhỏ lẻ, thời vụ mà lan rộng đến các doanh nghiệp, hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân, được cấp giấy phép kinh doanh.

Ngọc Diễm
Bạn đang đọc bài viết Năm 2024, Quản lý thị trường xử lý hơn 47.000 vụ vi phạm, nộp ngân sách trên 540 tỷ đồng tại chuyên mục Pháp luật tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Bộ Công Thương xóa bỏ Tổng cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương kết thúc mô hình tổng cục trực thuộc bộ đối với Tổng cục Quản lý thị trường và nghiên cứu đề xuất sắp xếp Tổng cục Quản lý thị trường theo mô hình mới; sắp xếp mô hình tổ chức các đơn vị của bộ theo hướng tinh gọn bộ máy bên trong để hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Quốc hội thảo luận việc quản lý thị trường bất động sản
Hôm nay (28/10), Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe, thảo luận về Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.