Tìm kiếm thông tin hài cốt liệt sĩ chưa xác định được danh tính:

Làm sạch dữ liệu gần 3.800 phiếu điều tra, tạo lập kho ADN của thân nhân liệt sĩ

17/12/2024, 19:17

TCDN - Để phục vụ Ngân hàng Gen liệt sĩ, Bình Phước đã hoàn thành điều tra thu thập thông tin thân nhân liệt sĩ với 3.835/3.783 phiếu điều tra. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã kiểm tra, làm sạch dữ liệu, xác nhận thông tin về liệt sĩ và bàn giao cho Công an tỉnh nhập lên phần mềm.

Bà Lê Thị Tý ở phường Tân Thiện, TP. Đồng Xoài mong muốn qua việc lấy mẫu ADN sẽ sớm tìm được hài cốt của em trai là liệt sĩ Lê Phụng để đưa về an táng.

Bà Lê Thị Tý ở phường Tân Thiện, TP. Đồng Xoài mong muốn qua việc lấy mẫu ADN sẽ sớm tìm được hài cốt của em trai là liệt sĩ Lê Phụng để đưa về an táng.

Để phục vụ Ngân hàng Gen liệt sĩ, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành các văn bản triển khai thực hiện thu nhận mẫu ADN của thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính trên địa bàn tỉnh. Ông Lê Văn Mãi, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, Bình Phước đã hoàn thành điều tra thu thập thông tin thân nhân liệt sĩ với 3.835/3.783 phiếu điều tra. Sở đã kiểm tra, làm sạch dữ liệu, xác nhận thông tin về liệt sĩ và bàn giao cho Công an tỉnh nhập lên phần mềm. Từ nguồn dữ liệu này sẽ tạo lập kho dữ liệu lớn về ADN của thân nhân liệt sĩ để đối sánh, tìm kiếm thông tin hài cốt liệt sĩ chưa xác định được danh tính dễ dàng hơn.

Từ năm 2002 đến nay, Bình Phước quy tập được hơn 3.000 hài cốt liệt sĩ, trong đó chỉ có hơn 200 hài cốt có thông tin chính xác.

Bà Lê Thị Tý ở phường Tân Thiện, thành phố Đồng Xoài có cha và em trai đều hy sinh khi tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Cha của bà là liệt sĩ Lê Khanh, hy sinh năm 1966; sau nhiều năm tìm kiếm đã được đưa về an nghỉ tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh. Còn em trai của bà là liệt sĩ Lê Phụng (SN 1950) thoát ly theo bộ đội vào chiến đấu tại An ninh khu 10, hy sinh năm 1970 tại xã 9, K29 thuộc huyện Bù Đăng nhưng cũng có nguồn tin hy sinh tại Công an khu 10, Trạm xá K29, huyện Bù Đăng. Chiến tranh đã lùi xa, nhiều năm qua ai chỉ đâu gia đình bà đều đi tìm ở đó nhưng chưa có kết quả. "Gia đình tôi được lập danh sách chuẩn bị lấy mẫu sinh trắc ADN phục vụ việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ. Dù biết không dễ dàng xác định danh tính các liệt sĩ nhưng chúng tôi rất mừng vì được thắp lên hy vọng sớm tìm thấy hài cốt của em trai để đưa về an táng" - Bà Tý chia sẻ.

Gia đình ông Nguyễn Văn Tuấn ở phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài có 6 anh chị em đều tham gia cách mạng. Trong đó, liệt sĩ Nguyễn Sỹ Hiền (SN 1950) là người anh thứ 3 trong gia đình, hy sinh ở mặt trận phía Nam, chiến trường Quảng Trị năm 1973. “Sau hòa bình, anh em tôi đã đi tìm kiếm nhiều nơi, cũng nhiều lần đến nghĩa trang liệt sĩ các tỉnh, thành phố nhưng tới nay vẫn chưa tìm thấy anh. Hành trình tìm kiếm hài cốt của anh trai gian truân lắm nhưng chưa bao giờ chúng tôi ngừng hy vọng. Chúng tôi rất mong sau khi lấy mẫu ADN có thể tìm thấy hài cốt của anh đưa về với gia đình” - ông Tuấn tâm sự.

Hoàng Trang
Bạn đang đọc bài viết Làm sạch dữ liệu gần 3.800 phiếu điều tra, tạo lập kho ADN của thân nhân liệt sĩ tại chuyên mục Thị trường của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Tp. Hồ Chí Minh quy định chính sách đặc thù hỗ trợ người có công với cách mạng và thân nhân
Thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có hoàn cảnh khó khăn; Bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có hoàn cảnh khó khăn; thân nhân hưởng trợ cấp tuất hai liệt sĩ có hoàn cảnh khó khăn... sẽ được hưởng mức trợ cấp thường xuyên hằng tháng bằng 1,5 lần mức chuẩn.
Tập trung xử lý vướng mắc, thực hiện đồng bộ chính sách ưu đãi người có công
Dù có số lượng thương binh, bệnh binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng khá lớn nhưng việc quản lý, triển khai thực hiện chính sách ưu đãi luôn được ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị thực hiện đồng bộ, kịp thời theo quy định của pháp luật và phù hợp với đặc thù địa phương.