Nhiều bất cập trong thu, chi tài chính tại Đại học Bách khoa Hà Nội

26/10/2021, 07:19

TCDN - Trường đại học Bách Khoa Hà Nội bị kiểm toán nhà nước chỉ ra nhiều bất cập trong thu, chi tài chính thông qua kiểm toán về quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công năm 2019.

Theo báo cáo kiểm toán, Trường đại học Bách Khoá Hà Nội kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán trong năm 24.887,5 triệu đồng, qua kiểm toán cho thấy việc quản lý, sử dụng kinh phí NSNN cấp còn một số tồn tại.  

Đối với phần kinh phí cấp bù cho đối tượng cho sinh viên sư phạm, kinh phí đào tạo sinh viên Lào diện hiệp định cấp thừa so với thực tế, đơn vị đã sử dụng và quyết toán hết cả phần kinh phí cấp thừa 289,5 triệu đồng (gồm: kinh phí đào tạo lưu học sinh Lào 155,1 triệu đồng, theo quy định tại Thông tư số 24/2018/TT-BTC; Kinh phí bù sư phạm 134,4 triệu đồng theo quy định tại Nghị định số 86/2016/NĐ-CP) Đối với sử dụng kinh phí NCKH: Một số thuyết minh đề tài chưa lấy 3 báo cáo đánh giá để làm căn cứ xây dựng chi phí vật tư, hoá chất, thiết bị.

Nhiều bất cập trong thu, chi tài chính tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: hust.edu.vn

Nhiều bất cập trong thu, chi tài chính tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: hust.edu.vn

Việc sử dụng kinh phí cho các đề tài chưa đúng theo dự toán giao: Sử dụng kinh phí đề tài “chuẩn đoán nguy cơ ung thư phổi dự trên hình ảnh CT sử dụng kỹ thuật học sâu” cấp trong năm 168 trđ nhưng không thực hiện, tuy nhiên đơn vị thực hiện chi cho nội dung khác: chi trả bài báo ISI, SCL, SCIE cấp 79,9 triệu đồng; chi cho đề tài mã số 19bk56219 số tiền 87,2 triệu đồng. 

Về cơ bản, công tác lập, thực hiện kế hoạch đầu tư; công tác lựa chọn nhà thầu năm 2019 cơ bản chấp hành theo pháp luật. Kiểm toán chọn mẫu 03 dự án cho thấy 1 số tồn tại: Công tác lập kiểm tra, phê duyệt thiết kế dự toán; chất lượng công tác khảo sát còn hạn chế khi phải thực hiện điều chỉnh, bổ sung thiết kế nhiều hạng mục công trình để đảm bảo chất lượng công năng sử dụng; tiên lượng dự toán còn tính thừa khối lượng một số công tác so với hồ sơ thiết kế. 

Công tác thương thảo, ký kết hợp đồng: Trong quá trình thương thảo, thực hiện hợp đồng, các bên liên quan không rà soát lại bảng khối lượng công việc điều chỉnh khối lượng công việc trong hợp đồng bảo đảm phù hợp với thiết kế được duyệt là chưa đúng quy định tại điểm d, Khoản 1, Điều 62 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, ( tại dự án tăng cường nghiên cứu cho các phòng nghiên cứu công nghệ tự động hoá Trường ĐHBKHN ( gói thầu Xây dựng cảo tạo phòng làm việc, phòng thì nghiệm tàng 1-4 nhà Hitech); chưa thoả thuận trong hợp đồng về quy chuẩn, tiêu chuẩn sử dụng cho sản phẩm của hợp đồng xây dựng là chưa tuân thủ quy định tại khoản 1, điều 13 Nghị định 37/2015/NĐ-CP (Gói thầu cải tạo sửa chữa Nhà giảng đường D6; gói thầu số 2 – Nâng cấp các công trình- Dự án Cải tạo nâng cấp các khối nhà và công trình phụ trợ Trường ĐHBKHN). 

Công tác quản lý chất lượng công trình, nghiệm thu, quyết toán: Tại dự án kiểm toán chi tiết còn nghiệm thu, quyết toán một số công tác khi chưa đầy đủ hồ sơ quản lý chất lượng công trình theo quy định tương ứng với gía trị quyết toán 1.252,1 triệu đồng; nghiệm thu khối lượng hoàn thành tại một số gói thầu còn sai sót so với hồ sơ thiết kế và thực tế thi công 254,5 triệu đồng. 

Thu hoạt động sự nghiệp, SCKĐV, tài chính và hoạt động khác Đối với thu đào tạo: Chưa phản ánh đầy số thu học phí hệ đào tạo vừa làm vừa học đã đủ điều kiện ghi nhận doanh thu 745,1 triệu đồng (Viện đào tạo liên tục nhưng chưa phản ánh vào sổ kế toán). 

Còn thu học phí của sinh viên ngành sư phạm kỹ thuật các môn học có trong chương trình đào tạo 79,4 triệu đồng (học phần nhập môn công nghệ phần mềm, khoa sư phạm kỹ thuật -CNTT; học phần mềm điều hành, kiến trức máy- khoa kỹ thuật tự động:…).

Kiểm toán kiến nghị đối với số tiền thu học phí sinh viên ngành sư phạm kỹ thuật chưa đúng quy định với số tiền 79,4 triệu đồng thì cần kiểm tra, rà soát, phân loại đối tượng học sinh sư phạm kỹ thuật để hoàn trả lại học phí cho sinh viên theo học; đối với sinh viên ra trường, có biện pháp thông báo để hoàn trả, trường hợp không liên hệ được thì trích lập Quỹ hỗ trợ sinh viên. 

Thu học lại, học cải thiện điểm: trường ĐHBK Hà Nội đã ban hành Quy chế đào tạo đại học theo Quyết định số 66/QĐ-ĐHBK-ĐT ngày 04/12/2018, tuy nhiên chưa quy định cụ thể đối tượng, điều kiện sinh viên được học cải thiện điểm, do đó sinh viên đạt điểm C và B được đăng ký và học cải thiện điểm là không đúng quy định. Tổng số học phí đã thu của các đối tượng đạt điểm C và B học cải thiện điểm là 1.499 trđ, tương ứng 1.103 lượt học. Một số khoản thu khác ngoài học phí 4.044,9 trđ, trong đó: một số khoản thu đã được quy định tại Đề án tự chủ 2.311,2 trđ; thu chưa có trong quy định 1.733,7 trđ. 

Nợ đọng học phí: Đến thời điểm kiểm toán 03/6/2020 số nợ đọng học phí của sinh viên, học viên đã thôi học, nghỉ học, đình chỉ là 9.757,8 triệu đồng. Tuy nhiên, hiện tại Trường chỉ theo dõi số phải thu phần mềm thu học phí. 

Một số khoản thu còn phản ánh chưa chính xác tinh chất nguồn thu, dẫn đến chưa thực hiện kê khai, xác định thuế phải nộp đầy đủ: Thu ôn thi sau đại học 494 triệu đồng, thu từ sử dụng phòng học, trang thiết bị giảng dạy theo một số thoả thuận hợp tác 821,2 triệu đồng đang phản ánh vào thu tài trợ; số thu phí thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ nước ngoài ( TOESL, APTIS, TestAs, OnSet) được giữ lại 3.048 trđ chưa kê khai tính thuế GTGT đầu ra. 

Thực hiện phân bổ chi phí quản lý chung cho các hoạt động chiụ thuế chưa đúng tỷ lệ 3.416,9 triệu đồng; giảm chi phí tính thuế các nội dung chi không thuộc hoạt động dịch vụ chịu thuế 1.205,7 triệu đồng. 

Còn hoạch toán chưa chính xác chi phí trong kỳ số thuế GTGT của tài sản cố định do Nhật Bản viện trợ 12,655,2 triệu đồng ( năm 2016 đơn vị đã ghi tăng nguyên giá TSCĐ đầy đủ, đúng quy định; tuy nhiên năm 2019 Trường mới thành toán phần chi phí thuế GTGT, phần chi phí này hoạch toán hết vào chi phí là chưa đúng chế độ kế toán theo hướng dẫn của Thông tư 107/2017/TT-BTC, cụ thể: Hàng năm chỉ hạch toán vào chi phí giá trị tiêu hao mòn/ khấu TSCĐ. (còn nữa)

Hoàng Tâm
Bạn đang đọc bài viết Nhiều bất cập trong thu, chi tài chính tại Đại học Bách khoa Hà Nội tại chuyên mục Pháp luật tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

KTNN kiến nghị xử lý 72.837 tỷ đồng trong năm 2019
Tổng hợp kết quả xử lý tài chính trong năm 2019 của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) là 72.837 tỷ đồng, trong đó tăng thu ngân sách nhà nước (NSNN) 10.276 tỷ đồng, giảm chi NSNN 16.829 tỷ đồng, kiến nghị khác là 45.732 tỷ đồng.
KTNN được quyền truy cập phần mềm dữ liệu đơn vị bị kiểm toán?
Trao thẩm quyền thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật và xử lý vi phạm hành chính; giám định tư pháp; Tuy cập phần mềm dữ liệu đơn vị bị kiểm toán... cho Tổng Kiểm toán Nhà nước là một trong các nội dung được UBTV Quốc hội, phiên họp thứ 36 cho ý kiến vào sáng 12/8.