Phụ cấp độc hại của kiểm ngân, thủ quỹ ngân hàng không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân

24/08/2020, 09:05

TCDN - Theo Cục Thuế Hà Nội, khoản phụ cấp độc hại, nguy hiểm cho kiểm ngân, thủ quỹ ngân hàng không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công.

Cục Thuế Hà Nội vừa có văn bản trả lời Ngân hàng TNHH MTV ANZ (Việt Nam) hỏi về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với khoản phụ cấp độc hại, nguy hiểm cho công việc thủ quỹ, kiểm ngân.

Căn cứ Điểm b. 4 Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân hướng dẫn thu nhập từ tiền lương, tiền công.

Phụ cấp độc hại của kiểm ngân, thủ quỹ ngân hàng không bị trừ thuế thu nhập cá nhân.

Phụ cấp độc hại của kiểm ngân, thủ quỹ ngân hàng không bị trừ thuế thu nhập cá nhân.

Căn cứ Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 17/2015/TT-BLĐTBXH ngày 22/4/2015 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương và chuyển xếp lương đối với người lao động trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo quy định tại Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương hướng dẫn chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Theo Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH, kiểm ngân, thủy quỹ ngân hàng nằm trong danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Công việc bận rộn, nhịp điệu cử động cao, căng thẳng thị giá, chịu tác động của bụi nồng độ cao gồm bụi tổng hợp, nấm, vi sinh vật có hại).

Dựa trên các điều khoản trên, Cục Thuế Hà Nội khẳng định, trường hợp Ngân hàng TNHH MTV ANZ chi khoản phụ cấp độc hại, nguy hiểm cho người lao động thực hiện công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (kiểm ngân, thủ quỹ ngân hàng) theo đúng quy định của pháp luật, khoản chi đó không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công theo hướng dẫn tại Điểm b Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC.

Đồng thời, Cục Thuế Hà Nội yêu cầu Ngân hàng được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực Nhà nước để tính mức phụ cấp, trợ cấp được trừ. Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.

Huyền Châu
Bạn đang đọc bài viết Phụ cấp độc hại của kiểm ngân, thủ quỹ ngân hàng không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân tại chuyên mục Thuế & cuộc sống của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Dịch COVID-19: Có được miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân?
Do dịch bệnh Covid-19 Nhà nước đã có chính sách miễn, gia hạn nộp thuế cho một số doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều người lao động có thắc mắc khi bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 có được miễn giảm thuế thu nhập cá nhân không?